Tin tức

Tiêu chảy trẻ em - Hiện tượng thường gặp nhưng không thể xem thường

Ngày 07/05/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Tiêu chảy trẻ em là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bạn tốt nhất nên cho trẻ đi kiểm tra. Bởi hiện tượng tiêu chảy dài ngày dễ khiến trẻ bị mất nước, lên cơn co giật, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tìm hiểu chung về tình trạng tiêu chảy ở trẻ em 

Ở giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi, trẻ thường đi đại tiện từ 2 lần trở lên / ngày. Ở một số trẻ, tần suất đi đại tiện có thể chỉ là 1 lần/ tuần. Khi trẻ lớn dần, tần suất đi tiêu sẽ giảm xuống, nhưng ít nhất cũng phải từ 1 lần / ngày. 

Tiêu chảy ở trẻ em có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần

Tiêu chảy ở trẻ em có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần

Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi số lần đi đại tiện nhiều hơn 3 lần / ngày, trong đó, tiêu chảy cấp có thời gian kéo dài trong khoảng 14 ngày, có thể có một số triệu chứng bất thường, cụ thể ngoài biểu hiện đi ngoài ra phân lỏng, trẻ đôi khi còn bị sốt, nôn ói, phát ban. 

Tiêu chảy ở trẻ em bao gồm:

  • Tiêu chảy cấp: Trẻ bị đi ngoài ra phân lỏng kéo dài dưới 2 tuần. 
  • Tiêu chảy kéo dài: là đợt tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên trong đó có 2 ngày liền ngưng tiêu chảy.

Triệu chứng cho thấy trẻ bị tiêu chảy khá dễ phát hiện. Đó là số lần đi phân lỏng của trẻ trên 3 lần trong vòng 24 giờ.

Trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng đau bụng quặn thắt

Trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng đau bụng quặn thắt 

2. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trẻ em 

Tiêu chảy cấp hầu hết do virus cùng một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng, tác dụng phụ của kháng sinh,... cụ thể như:

  • Virus: một số loại virus dễ gây ra tình trạng tiêu chảy cấp như Rotavirus, Adenovirus, Parvoviruses, Norovirus, Calici Virus,... 
  • Vi khuẩn: thực tế, có nhiều loại vi khuẩn gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ, phổ biến nhất là vi khuẩn E. coli, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella, vi khuẩn Campylobacter,... 

Nhiều loại vi khuẩn gây tiêu chảy tồn tại trong bồn cầu

Nhiều loại vi khuẩn gây tiêu chảy tồn tại trong bồn cầu

  • Ký sinh trùng: bên cạnh vi khuẩn và virus, tình trạng tiêu chảy ở trẻ cũng có thể là do ký sinh trùng như Giardiasis, Cryptosporidiosis,...
  • Một số nguyên khác như: trẻ bị dị ứng với thực phẩm; trẻ bị rối loạn chức năng dung nạp Lactose, Fructose; chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, nhiều đường; nhiễm khuẩn ngoài ruột như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết,... 

3. Biến chứng trẻ bị tiêu chảy có thể gặp phải

Mất nước được xem như biến chứng phổ biến nhất ở trẻ bị tiêu chảy nặng. Nếu tình trạng mất nước kéo dài, trẻ dễ bị co giật, não bộ bị ảnh hưởng, hay thậm chí là tử vong. Biểu hiện như sau:

  • Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì khó đánh thức, mất tri giác.
  • Mắt trũng. 
  • Uống nước háo hức, khát hoặc không uống được, uống kém.
  • Dấu vết véo trên da mất rất chậm (trên 2 giây).
  • Cân nặng giảm: lượng nước mất đi tương đương % lượng nước giảm ( ên theo dõi trên cùng 1 cân, cùng 1 thời điểm như trước bú hoặc sau bú,...)

Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước

Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước

Bên cạnh biến chứng mất nước, trẻ bị tiêu chảy còn hay chán ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. 

Trường hợp chỉ là tiêu chảy nhẹ, ba mẹ không nhất thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ. Thế nhưng nếu nhận thấy trẻ đi ngoài nhiều, liên tục (hơn 2 lần/giờ), đau bụng dữ dội, nôn ói, sốt cao, có dấu hiệu hôn mê,... bạn nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị kịp thời. 

4. Cách chẩn đoán trẻ bị tiêu chảy 

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, thăm hỏi triệu chứng, hỏi về đồ ăn và thức uống trẻ mới dùng, tần suất đi ngoài,... Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ làm một vài xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khẳng định khác. Chẳng hạn như: 

  • Xét nghiệm điện giải đồ: Kiểm tra tình trạng mất nước. 
  • Xét nghiệm CTM và CRP: Chỉ định trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy cấp.
  • Soi phân: Tìm kiếm vi khuẩn, ký sinh trùng gây tiêu chảy trong phân. 
  • Siêu âm bụng: Thường chỉ định cho những trẻ bị đau bụng, nôn ói nhiều và đi ngoài ra máu

Ngoài ra còn nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng.

5. Phương pháp chữa trị cho trẻ bị tiêu chảy 

5.1. Điều chỉnh rối loạn nước, mất điện giải

Hầu hết trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ mất nước, mất điện giải. Trong trường hợp này, bạn có thể cho trẻ dùng Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung Oresol giúp phòng tình trạng mất nước, điện giải nghiêm trọng ở trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung Oresol giúp phòng tình trạng mất nước, điện giải nghiêm trọng ở trẻ bị tiêu chảy

Lưu ý rằng, nếu trẻ không uống hoặc nôn ói sau khi uống Oresol, bạn nên tiếp tục theo dõi biểu hiện, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. 

5.2. Điều trị bằng một số loại thuốc 

Điều trị thuốc được áp dụng theo nguyên tắc khi trẻ có nhiễm trùng với những hướng như:

  • Điều trị theo căn nguyên.
  • Xử lý kịp thời các biến chứng. 
  • Phục hồi dinh dưỡng.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường được chỉ định bổ sung oresol và men vi sinh theo phác đồ của bác sĩ kê đơn.

6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 

Khi phải chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy, bạn nên ghi nhớ và thực hiện những lưu ý sau: 

  • Tích cực cho trẻ bổ sung nước để hạn chế tình trạng mất nước. 
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, tối thiểu 6 bữa. 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, ưu tiên những loại thực phẩm dễ tiêu. 
  • Theo dõi kỹ biểu hiện khác thường và cho trẻ đi khám kịp thời. 

7. Cách phòng tránh tiêu chảy cho trẻ 

Thực tế, tiêu chảy ở trẻ rất khó để phòng tránh hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể phần nào được hạn chế khi bạn thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Tích cực cho trẻ bú sữa mẹ (nếu trẻ chưa cai sữa). 
  • Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn nghi ngờ nhiễm virus, vi khuẩn gây tiêu chảy. 
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trẻ hay tiếp xúc hàng ngày như bồn rửa, bồn tắm, bồn vệ sinh,... bởi đây thường là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn gây tiêu chảy. 
  • Sơ chế kỹ các loại rau củ quả, thịt trước khi chế biến cho trẻ ăn. 
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu. 
  • Chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng Rotavirus. 

Tiêu chảy trẻ em gần như không thể tránh khỏi, nếu tình trạng này kéo dài dễ khiến cơ thể trẻ mất nước nghiêm trọng, ba mẹ tuyệt đối không nên xem thường. Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên bị tiêu chảy kèm triệu chứng nôn ói, đi ngoài ra máu, sốt cao, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.