Tin tức

Ký sinh trùng và những điều bạn chưa bao giờ nghe đến

Ngày 05/10/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Theo ghi nhận hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Có rất nhiều loại ký sinh tồn tại trong sinh giới, đặc biệt là trong cơ thể người. Việc tìm hiểu kiến thức về loài vật này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

1. Ký sinh trùng 

Đây là những loại sinh vật muốn tồn tại được phải sống nhờ trên vật chủ, cụ thể là con người, động vật và thực vật. Những loài sinh vật bị ký sinh được gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ lấy sinh chất từ vật chủ mới có thể tồn tại và phát triển. Ký sinh trùng được chia thành 3 loại chính:

  • Các động vật nguyên sinh: là loại động vật đơn bào, lớn lên và sinh sản bằng việc phân chia, nhân đôi, sống ký sinh trên cơ thể vật chủ.

  • Giun, sán: sống ký sinh trong nội tạng cơ thể người và có thể quan sát bằng mắt thường. Những loại giun, sán sống ký sinh trong nội tạng con người gồm có: giun đũa, giun kim và sán lá gan,…

  • Ectoparasites: sống ký sinh ngoài cơ thể của vật chủ là bọ chét, rận, chấy,...

Ký sinh trùng là loại sinh vật sinh sống nhờ vào vật chủ là con người, động vật và thực vật

Ký sinh trùng là loại sinh vật sinh sống nhờ vào vật chủ là con người, động vật và thực vật

Một vài căn bệnh thường gặp do loài sinh vật này gây ra như sốt rét, sán lá gan hay nhiễm sán dây,… và còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

2. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị nhiễm ký sinh:

2.1. Các bệnh về da

Một vài vấn đề thường gặp trên da do các loài ký sinh trùng gây nên gồm có phát ban đỏ, chàm và một vài dị ứng da khác. Bên cạnh đó, chất thải của loài sinh sinh vật này tích tụ lại dưới da làm gia tăng eosinophils trong máu. Từ đó, dễ gây ra các bệnh trên da như lở loét, sưng tấy và tổn thương cho da.

2.2. Tiêu hóa kém

Tiêu hóa kém chính là một trong các triệu chứng cơ thể bị nhiễm ký sinh trong đường ruột có thể gây viêm và dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính. Ngoài ra, chất thải độc hại của loài sinh vật này là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón mãn tính, đầy hơi, buồn nôn và dạ dày có giác bị bỏng rát.

2.3. Ngứa hậu môn

Giun kim chính là thủ phạm gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Không giống với những loại khác, giun kim có đặc tính là không xâm lấn vào máu và không thể sinh sống tại các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng chỉ đẻ trứng bên ngoài cơ thể, thường là vùng quanh hậu môn khiến chúng ta bị ngứa ngáy, khó chịu.

Ngứa hậu môn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh là giun kim

Ngứa hậu môn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh là giun kim

2.4. Mệt mỏi

Thể trạng luôn mệt mỏi, uể oải kéo dài kể cả khi chúng ta đã ăn uống và ngủ nghỉ đúng cách. Điều này báo hiệu cơ thể bị giun đường ruột tấn công khiến chất dinh dưỡng bị suy giảm bằng cách chúng ăn toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong cơ thể.

2.5. Luôn có cảm giác thèm ăn

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh có thể dẫn đến thói quen ăn uống thay đổi một cách đột ngột, đặc biệt là luôn có cảm giác thèm ăn.

Trên thực tế, việc bạn luôn thèm ăn nhiều hơn mọi ngày là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm sán dây hay giun tròn. Nguyên nhân bởi loài sinh vật này tiêu thụ lượng lớn thức ăn đi vào cơ thể vì thế luôn khiến cho bệnh nhân có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Mặc dù cơ thể nạp rất nhiều đồ ăn thế nhưng cơ thể vẫn không thể hấp thu được gì.

2.6. Nghiến răng

Nghiến răng một cách bất thường cũng là biểu hiện cơ thể mắc bệnh. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa ký sinh đường ruột và thói quen nghiến răng khi ngủ của trẻ nhỏ.

2.7. Thiếu máu

Cơ thể bị lây nhiễm giun tròn đường ruột hay giun đũa có thể khiến cơ thể bị thiếu chất sắt và dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bệnh nhân bị lây nhiễm giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có khả năng bị thiếu máu

Bệnh nhân bị lây nhiễm giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có khả năng bị thiếu máu

2.8. Thay đổi tâm tính

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh có thể khiến tâm tính bệnh nhân thay đổi, cụ thể là cảm giác lo lắng, bất an và những biểu hiện này có liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa. Do ruột non có chứa những nơron và các chất dẫn truyền dây thần kinh, rất quan trọng đối với hệ thần kinh đường ruột. Loài sinh vật này lớn lên trong ruột rồi thải ra chất độc làm bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, căng thẳng và có thể bị trầm cảm.

3. Nguyên nhân gây lây nhiễm ký sinh

Cơ thể chúng ta bị lây nhiễm ký sinh là do ăn thức ăn kém vệ sinh, thức ăn chưa nấu chín, uống nước lã, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, ăn rau bẩn,… hoặc do bị côn trùng đốt như muỗi, rệp. Ngoài ra, còn do con người tiếp xúc trực tiếp với vật chủ trung gian truyền bệnh là chó, mèo, chim,… và một số loài vật nuôi khác.

Việc ăn uống bừa bãi, kém vệ sinh là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm ký sinh

Việc ăn uống bừa bãi, kém vệ sinh là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm ký sinh

4. Xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng

Biện pháp xét nghiệm được thực hiện nhằm tầm soát nhiễm ký sinh trong cộng đồng và giúp chẩn đoán cơ thể nhiễm ký sinh  khi có các triệu chứng như:

  • Sức đề kháng suy giảm, cơ thể uể oải, Mệt mỏi, trí nhớ kém, cơ thể suy kiệt bởi khó tổng hợp các vitamin, chất béo và chất đạm.

  • Người bệnh có dấu hiệu dị ứng, nổi mụn đỏ.

  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân chán ăn, đầy hơi và chướng bụng.

  • Đau nhức khớp, đau cơ, nghiến răng.

  • Cơ thể xanh xao, chóng mặt hoa mắt.

Khi thấy cơ thể xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt hãy đến bệnh viện để xét nghiệm kiểm tra

Khi thấy cơ thể xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt hãy đến bệnh viện để xét nghiệm kiểm tra

  • Rối loạn giấc ngủ: ngủ không đủ giấc, giật mình giữa đêm, bồn chồn lo lắng.

  • Ngứa hậu môn.

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh gồm có: 

  • Xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm phân.

  • Soi phân.

  • Soi dịch đờm. 

  • Xét nghiệm mô bệnh học.

  • Siêu âm.

  • CT - Scan.

5. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm ký sinh trùng

Để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, con người cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ, không được ngậm hay mút tay, luôn rửa tay trước khi ăn uống cũng như sau khi đi vệ sinh.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không nên ăn thực phẩm tươi sống chẳng hạn như rau, cá, thịt tái,…

Luôn ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng

Luôn ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng

  • Đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ, không nên sử dụng phân tươi để bón cho cây, tốt nhất hãy ủ phân cho phân hoai mục rồi mới đem đi bón cây.

  • Sổ giun, sán đúng định kỳ, đầy đủ.

  • Hạn chế ăn uống hàng rong, vỉa hè, sử dụng thức ăn ôi thiu do chứa khá nhiều loại ký sinh trùng.

Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng sẽ gây hại nặng nề cho sức khỏe. Chính vì thế hãy đi khám bệnh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Tốt nhất là chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể và trong ăn uống để không bị lây nhiễm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.