Tin tức
Bị tiêu chảy thì nên có chế độ ăn như thế nào?
- 05/04/2020 | Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có đáng lo ngại hay không?
- 09/03/2020 | Lịch cho trẻ uống vắc xin tiêu chảy vào khi nào?
- 27/02/2020 | Có nên cho trẻ uống vắc xin Rota ngừa tiêu chảy cấp không?
- 01/02/2020 | Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé tại nhà
- 17/01/2020 | Ai rồi cũng sẽ có lúc phải dùng đến cách cầm tiêu chảy này
1. Bệnh tiêu chảy
Có lẽ, bệnh tiêu chảy không còn quá xa lạ đối với con người chúng ta, đây là bệnh có liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đó là phân có dạng lỏng hoặc dạng nước. Người bệnh đi tiêu bất thường, trên 3 lần/ngày (lưu ý: dưới 3 lần thì không được coi là tiêu chảy). Điều này gây khó chịu và đảo lộn sinh hoạt của người mắc bệnh.
Người bị tiêu chảy sẽ cảm thấy khó chịu, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn.
Theo lâm sàng, bệnh được phân làm 3 loại chính, đó là tình trạng: tiêu chảy kéo dài (>14 ngày), tiêu chảy cấp (< 14 ngày) và hội chứng lỵ (đi ngoài phân nhày máu). Người bệnh cần phải đi khám và điều trị sớm bởi vì tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng dinh dưỡng, mất nước đặc biệt là trẻ nhỏ và người già khiến cơ thể mất nước rất nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài ra, đối với người bị bệnh tiêu chảy cấp, thời gian bệnh biểu hiện ra bên ngoài tương đối ngắn, thông thường chúng sẽ xảy ra trong 1 vài ngắn rồi tự biến mất. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng. Tác nhân chính gây tình trạng tiêu chảy cấp có thể do virus, vi trùng, hậu quả làm mất nước, suy dinh dưỡng, toan chuyển hóa.
2. Nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy cấp
Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc vậy những nguyên nhân nào gây ra tình bệnh này? Trên thực tế, bệnh hình thành bởi rất nhiều lý do khác nhau, trong đó hầu hết mọi người mắc bệnh vì bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Ví dụ như vi rút rotavirus hoặc vi khuẩn salmonella,…
Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở con người. Vì thế, chúng ta luôn phải lưu ý về lựa chọn thực phẩm chất lượng, chế biến sạch sẽ và nấu chín trước khi sử dụng. Điều này làm giảm nguy cơ con người bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe.
Vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể và gây ra bệnh ở con người.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, tình trạng đi ngoài ra phân dạng lỏng hoặc dạng nước có thể liên quan tới đường tiêu hóa. Đó là bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn,…
Bên cạnh đó, khi sử dụng một số loại thuốc, người bệnh sẽ trải qua những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Hoặc bạn luôn sống và làm việc với tâm lý căng thẳng, mệt mỏi thì hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, hình ảnh nhiều bệnh không tốt.
Nhìn chung, căn bệnh này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, con người cần phải hình thức những thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh nguy cơ mắc bệnh.
3. Bệnh tiêu chảy cấp có thể lây nhiễm cho người khác hay không?
Sau khi đã tìm hiểu về một số nguyên nhân gây ra bệnh, không ít người thắc mắc rằng loại bệnh này liệu có thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh hay không? Câu trả lời là có, trên thực tế bệnh có khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau.
Nếu bạn vô tình chạm vào phân của người nhiễm bệnh thì rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm, điều này xảy ra khi chúng ta thay tã bẩn cho các em bé bị mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý và cẩn thận khi thay tã cho con trẻ. Ngoài ra, tay con người vô tình chạm vào đồ dùng bị dính phân của bệnh nhân rồi bốc thức ăn cũng rất dễ lây bệnh. Đó là lý do vì sao con người cần phải rửa tay sạch trước khi ăn uống hoặc sau khi động chạm vào các đồ vật.
Và như đã phân tích ở trên, vi rút, vi khuẩn cũng tồn tại khá nhiều trong các loại thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm. Nếu như ăn, uống phải những loại thực phẩm, nước uống này thì nguy cơ bị tiêu chảy cấp rất cao.
4. Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp
Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của con người rất nhạy cảm và rất khó để hấp thụ những loại thực phẩm khó tiêu. Chúng chỉ khiến cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian phát bệnh để cải thiện tình trạng sức khỏe.
4.1. Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Lời khuyên của các bác sĩ đó là bạn nên tăng cường sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa bên cạnh gạo, rau củ và thực phẩm giàu đạm. Sữa chua là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Bởi vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, chúng có khả năng bổ sung những vi khuẩn chí có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sữa chua, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn nhé!
Bổ sung nước là điều cần thiết giúp cơ thể bệnh nhân không bị mất nước.
Trong thời gian mắc bệnh, cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước nhanh chóng, vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh cần phải bổ sung nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước. Đặc biệt, chúng ta nên uống nước đun sôi để đảm bảo vi khuẩn không tồn tại trong nguồn nước nhé! Bên cạnh đó, chúng ta cũng không quên uống các loại nước hoa quả giàu kali để cung cấp chất điện giải, khoáng chất thiết yếu.
4.2. Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân
Vậy những loại thực phẩm nào người bệnh nên hạn chế sử dụng trong thời gian phát bệnh hay không? Để tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm, chúng ta nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ. Trong đó, họ có nêu ra những món ăn người bệnh không nên ăn, ví dụ như thịt bò, hải sản hoặc là thực phẩm giàu chất xơ. Lý do chính là vì các thực phẩm vừa kể trên rất khó tiêu, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, bạn có nguy cơ bị rối loạn đường ruột, bệnh trở nên khá nghiêm trọng.
Người bị bệnh tiêu chảy cấp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì tình trạng bệnh mới thuyên giảm và sớm khỏi. Đặc biệt, mỗi chúng ta hãy tự chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn chín, uống sôi. Hy vọng rằng, bài viết này đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích về loại bệnh trên.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!