Tin tức

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không, xuất phát do đâu?

Ngày 12/12/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Giãn tĩnh mạch ở chân là bệnh lý phổ biến, đang có dấu hiệu tăng nhanh và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người khi đối diện với bệnh lý thường thắc mắc “bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?”. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cần biết về căn bệnh này để từ đó có thể sớm nhận diện và điều trị hiệu quả.

1. Bạn biết gì về bệnh suy giảm tĩnh mạch

Khái niệm

Suy giãn tĩnh mạch ở chân không còn là bệnh lý quá xa lạ với nhiều người, chúng thường có mối liên hệ đến các vấn đề về tim mạch. Bệnh có các tên gọi khác như: giãn tĩnh mạch ở chân, suy giảm tĩnh mạch chi dưới,... 

Theo các chuyên gia, căn cứ vào vị trí giải phẫu, bệnh lý này được chia thành 4 nhóm: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch không xác định,... Phần lớn bệnh nhân hiện nay đều có mức độ suy giảm tĩnh mạch ở mức độ nông.

Thực tế chứng minh rằng, mọi đối tượng đều có thể là nạn nhân của bệnh lý này. Tuy nhiên, người lớn tuổi, người béo phì hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường đòi hỏi đứng nhiều, ít vận động là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Đồng thời, tỉ lệ mắc ở phụ nữ thường cao hơn nam giới. 

Hình ảnh bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Hình ảnh bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh xuất phát từ những nguyên nhân nào

Nguyên nhân của bệnh lý này bao gồm ba nhóm chính là bẩm sinh, tiên phát, thứ phát, đôi khi có những trường hợp không xác định được nguyên nhân. Ngoài ra có thể thấy, khi bệnh nhân gặp phải tình trạng suy van tĩnh mạch thì dễ dàng để lại biến chứng suy giảm tĩnh mạch.

Hiện nay, qua thống kê cho thấy, số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, xác định được nguyên nhân gây bệnh là một trong những bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh cụ thể là:

Độ tuổi

Như đã đề cập, người cao tuổi là đối tượng thường có nguy cơ cao đối diện với suy giãn tĩnh mạch. Ở một độ tuổi nhất định, cơ thể chúng ta bắt đầu bị lão hóa, hệ thống các cơ quan suy giảm, khó phục hồi. Do đó, tỉ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi thường rất cao, chiếm phần lớn những đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, phải có biện pháp phù hợp trong vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để hạn chế tối đa bệnh tật.

Cân nặng

Khi tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia nhận định rằng, người béo phì rất dễ gặp phải tình trạng này. Lý giải vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, béo phì thường dễ dàng dẫn đến một số bệnh lý về tim mạch, tiêu biểu là suy giảm tĩnh mạch. Lâu dần tình trạng suy giảm tĩnh mạch sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Do thói quen sinh hoạt

Môi trường làm việc nặng nhọc, vận động mạnh hoặc đứng nhiều được xem là một trong hai nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên. Do đó, nên làm việc, vận động phù hợp thể lực cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số ít người mắc bệnh lý này là do yếu tố di truyền.

Nên kiểm soát chế độ ăn uống để hạn chế tăng cân, béo phì

Nên kiểm soát chế độ ăn uống để hạn chế tăng cân, béo phì

2. Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

Theo ý kiến của các chuyên gia, Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi tác, mức độ bệnh,... Trên thực tế, phần lớn bệnh lý này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, tuy nhiên bệnh có thể để lại nhiều di chứng, biến chứng gây hại đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó không nên chủ quan để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, kể cả những tư thế đơn giản như đi lại. Đồng thời, các tĩnh mạch lộ rõ trên bề mặt da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của người bệnh.

Tĩnh mạch dễ dàng bị vỡ ra khi bạn bị va chạm hoặc gặp các chấn thương tác động lên vùng này. Đặc biệt, cục máu đông có thể sẽ được hình thành ở vùng tĩnh mạch, vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Tình trạng lở loét khi vùng da giãn tĩnh mạch bị nhiễm trùng thường rất khó điều trị dứt điểm.

Bác sĩ kiểm tra và tư vấn bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

Bác sĩ kiểm tra và tư vấn “bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không”

3. Biện pháp ngăn ngừa giãn tĩnh mạch

Giải đáp được thắc mắc “bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?”, mỗi cá nhân cần thiết lập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp để có thể chủ động ngăn ngừa bệnh.

  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ.

  • Uống đủ nước, trung bình một người trưởng thành cần 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh để cân nặng vượt quá mức cho phép dẫn đến thừa cân, béo phì.

  • Tránh mang quần áo bó sát phần chân và sử dụng giày dép không phù hợp với kích cỡ. Nên lựa chọn giày dép có đế mềm, gót thấp, đảm bảo trọng lượng cơ thể dồn cân bằng ở hai chân.

  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp, đối với người có tính chất công việc đứng nhiều nên thực hiện chạy tại chỗ để giảm thiểu lực lên hệ thống tĩnh mạch.

  • Tránh mang vác các vật nặng, vượt quá mức cho phép, bởi chúng thường gây áp lực lên chân và dẫn đến quá tải hệ thống tĩnh mạch.

  • Tuyệt đối không xoa dầu nóng vào chân hoặc tắm nước quá nóng, chúng sẽ khiến cho tĩnh mạch bị giãn nỡ, làm giảm khả năng vận chuyển máu về tim. 

Nên chọn bài tập phù hợp với thể lực để bảo vệ và nâng cao sức khỏe

Nên chọn bài tập phù hợp với thể lực để bảo vệ và nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu bệnh, mỗi cá nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín và tiến hành thăm khám để sớm được điều trị, tránh kéo dài thời gian ủ bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm. Quá trình điều trị nên tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ và thực hiện đầy đủ liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Qua bài viết, hi vọng sẽ góp phần giải đáp được thắc mắc “bệnh giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?”. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ hoặc đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.