Tin tức

Chỉ số ALT cao cảnh báo điều gì? Nên thực hiện xét nghiệm ALT ở đâu?

Ngày 28/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
ALT là một trong những chỉ số về men gan được dùng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan và đánh giá các tổn thương gan nếu có. Khi chỉ số ALT tăng cao thì đây được coi là tín hiệu cảnh báo gan của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ALT và cách xử trí khi chỉ số này tăng cao.

1. Chỉ số ALT là gì?

ALT (Alanine aminotransferase) là một loại enzyme được sản xuất tại gan, một lượng ít ALT được tìm thấy tại các cơ xương, tim và thận. Ở người bình thường chỉ số ALT trong máu là trong khoảng từ 7 U/L đến 56 U/L. Nồng độ ALT trong máu sẽ tăng cao khi gan hay các bộ phận trên gặp phải một vấn đề tổn thương nào đó, có thể là do dùng thuốc, chấn thương hoặc do bệnh lý. Lúc này xét nghiệm ALT sẽ được chỉ định thực hiện cùng với xét nghiệm AST nhằm giúp kiểm tra và đánh giá chức năng gan.

Thời điểm phù hợp nên tiến hành xét nghiệm ALT đó là khi cơ thể bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sốt;
  • Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Vàng mắt, vàng da, phân nhạt màu còn nước tiểu thì sậm màu;
  • Đau bụng, nhất là vùng hạ sườn phải;
  • Nổi mề đay, ngứa ngáy, mụn nhọt,...

Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện bia rượu, thể trạng béo phì, đã từng mắc bệnh về gan, hay phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, mắc viêm gan do nhiễm virus A, B, C,... thì cũng nên thực hiện xét nghiệm này. 

Không chỉ có vai trò trong chẩn đoán và phát hiện bệnh, xét nghiệm ALT còn được thực hiện nhằm mục đích theo dõi diễn tiến của bệnh gan (xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,...), đồng thời giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh và xác định các phương pháp điều trị phù hợp.

Nồng độ ALT trong máu sẽ tăng lên nhưng đây không phải là triệu chứng đặc hiệu của riêng các tổn thương tại gan mà nó cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác ngoài gan. Bởi vì ALT còn có mặt ở những cơ quan khác. Do vậy bên cạnh xét nghiệm ALT, bệnh nhân sẽ cần thực hiện thêm những biện pháp kiểm tra khác để xác định được chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

Xét nghiệm ALT giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường tại gan

Xét nghiệm ALT giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường tại gan

2. Cách đọc chỉ số ALT trong máu 

2.1. Chỉ số ALT tăng từ nhẹ đến trung bình

Trong trường hợp nồng độ ALT trong máu của bệnh nhân tăng từ nhẹ đến trung bình (tăng chưa gấp 4 lần so với mức bình thường) thì có thể là do bệnh nhân đang bị viêm gan cấp, viêm mạn tính hoặc xơ gan thể nhẹ, gan nhiễm mỡ hoặc tắc ống mật. Ngoài ra đó cũng có thể là do bệnh nhân đang bị tổn thương tim, lạm dụng bia rượu, trong gan xuất hiện khối u,...

Tuy ALT không tăng mạnh nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục theo dõi tình trạng này định kỳ để nếu có sự thay đổi đáng kể hay biến chứng bất lợi nào thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ, dựa vào đó có cách xử lý và điều trị kịp thời, hiệu quả.

2.2. Chỉ số ALT cao

Nếu hàm lượng ALT trong máu tăng gấp 100 lần so với mức bình thường thì đây được gọi là chỉ số ALT cao. Nó là triệu chứng cảnh báo bệnh nhân có thể đang bị hoại tử tế bào gan, có thể do dùng thuốc hoặc hóa chất gây độc cho gan hoặc do nhiễm virus viêm gan cấp hoặc đợt cấp viêm gan virus mạn tính. Đặc biệt nếu chỉ số ALT cao tới 5.000 UI/L thì rất có khả năng người bệnh đang bị sốc gan hay suy gan cấp.

Ở những người bị viêm gan cấp tính, chỉ số ALT cao và thường sẽ duy trì tình trạng này từ 1 - 2 tháng. Sau khi điều trị từ 3 - 6 tháng, chỉ số ALT sẽ được cải thiện và giảm về mức bình thường. 

Chỉ số ALT cao nói lên nhiều vấn đề về tình trạng sức khỏe của người bệnh

Chỉ số ALT cao nói lên nhiều vấn đề về tình trạng sức khỏe của người bệnh

3. Xét nghiệm ALT có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? 

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh chính là do gan thì nồng độ ALT trong máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân khác, cụ thể là các loại thuốc đang được sử dụng. Do vậy trước khi thực hiện xét nghiệm ALT thì người bệnh cần phải đảm bảo ngừng tạm thời việc dùng những loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh: ví dụ như thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển hoá angiotensin, acetaminophen, metronidazol, trifluoperazine, allopurinol, thuốc tránh thai,...;
  • Các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng;
  • Các thuốc dạng tiêm được đưa vào mô cơ.

Những hoạt chất chứa trong các loại thuốc, thực phẩm chức năng hay thuốc bổ đều có khả năng gây sai lệch kết quả xét nghiệm ALT. Do đó người bệnh nên cung cấp thông tin về loại thuốc mà mình đang sử dụng cũng như tình trạng bệnh lý hiện tại cho bác sĩ biết trước khi tiến hành xét nghiệm. 

Bên cạnh đó người bệnh cũng phải tuân thủ lời dặn của bác sĩ về những lưu ý cần chuẩn bị trước thời điểm xét nghiệm. Cụ thể là người bệnh nên nhịn ăn trước khoảng 4 - 6 tiếng đồng hồ và thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng. Quy trình lấy mẫu máu diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản, được thực hiện bởi các kỹ thuật viên tại viện nên người bệnh không cần phải quá lo lắng và căng thẳng. 

4. Nên thực hiện xét nghiệm ALT ở địa chỉ nào? 

Xét nghiệm ALT là một hình thức xét nghiệm phổ biến nên không khó để bệnh nhân có thể tìm cho mình một cơ sở y tế thăm khám phù hợp. Trong đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng chọn lựa và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.

MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra hệ thống trang thiết bị của MEDLATEC còn được đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài với đa dạng các loại máy móc tiên tiến như máy siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, máy nội soi,... Kết hợp với đó là Trung tâm Xét nghiệm được cấp song song 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP giúp mang lại kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Tất cả những ưu điểm này đã khiến hàng triệu khách hàng có thể yên tâm thăm khám, xét nghiệm tại MEDLATEC.

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy bạn nên lựa chọn

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy bạn nên lựa chọn

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của MEDLATEC đã giúp bạn hiểu được chỉ số ALT cao xảy ra trong trường hợp nào và thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm ALT. Nếu quý bạn đọc bạn cần được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề liên quan khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để tổng đài viên hỗ trợ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.