Tin tức

Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì?

Ngày 11/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nghẹt mũi thở khò khè khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc nhiều. Vậy khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này.

1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè cảnh báo tình trạng sức khỏe gì?

1.1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè - dấu hiệu của viêm VA 

Trẻ thường bị sốt cao có thể lên trên 39 độ C. Bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, ban đầu có thể chỉ ở một bên mũi nhưng sau đó lan sang cả hai bên. Việc ngạt mũi làm cho trẻ phải thở bằng miệng gây ra tình trạng thở khò khè. Môi thường khô và nứt nẻ do việc thở miệng liên tục. Bệnh nhi có thể xuất hiện tình trạng ho, kèm theo đau rát ở họng. Dịch viêm từ mũi chảy xuống họng có thể gây viêm nhiễm ở họng dẫn đến tình trạng viêm họng.

1.2. Viêm mũi xoang khiến em bé bị nghẹt mũi thở khò khè

Viêm mũi xoang là tình trạng nhiễm trùng của các túi khí xoang xung quanh mũi, thường do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Viêm mũi xoang ở trẻ em có thể làm cho mũi của bé bị nghẹt và thở khò khè. 

1.3. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè có thể bị hen suyễn

Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè có thể cảnh báo bệnh hen suyễn. Các triệu chứng chính của hen suyễn bao gồm cảm giác khó chịu trong ngực, ho khan, thở khò khè… Trong các cơn hen, bệnh nhi có thể gặp khó khăn trong việc thở, sưng mô cơ và mặt.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn bao gồm: 

  • Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị,... mắc bệnh hen suyễn tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ.
  • Môi trường: Tiếp xúc với có các tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá,... sẽ gây kích thích và gây ra cơn hen suyễn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Một số trường hợp hen suyễn có thể xuất phát từ việc trẻ trải qua một đợt viêm đường hô hấp cấp.

1.4. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Bố mẹ không nên chủ quan khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,... là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi viêm phổi. Bên cạnh đó, do tổn thương của nhu mô phổi, trẻ có thể phải thở nhanh hơn để cố gắng đưa đủ lượng không khí vào phổi.

Viêm phổi thường là kết quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như hóa chất và khói thuốc lá cũng có thể tăng nguy cơ mắc viêm phổi.

1.5. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè do viêm phế quản - tiểu phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến các ống dẫn khí từ cổ họng đến phổi (phế quản), trong khi tiểu phế quản là các nhánh nhỏ hơn của phế quản, nằm sâu trong phổi. Bệnh lý này thường xuất hiện khi có tình trạng viêm nhiễm cấp tính là do tác động của vi khuẩn hoặc virus. Do tiểu phế quản không có sụn và có kích thước nhỏ nên khi bị viêm nhiễm có thể dẫn đến sưng nề gây nên tắc nghẽn đường thở.

viêm phế quản - tiểu phế quản sẽ có các dấu hiệu: nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí là suy hô hấp

Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản - tiểu phế quản bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn và virus thường là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm.
  • Các tác nhân kích thích: Hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất có thể tăng nguy cơ phát bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói bụi gây viêm phế quản - tiểu phế quản.

 Virus gây cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm VA ở trẻ.

 Virus gây cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm VA ở trẻ.

2. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì?

2.1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ khắc phục tại nhà

Khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng này cho trẻ. 

  • Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý vừa an toàn vừa hiệu quả. Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch dịch nhầy và chất bám trong mũi, giúp cải thiện nghẹt mũi, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi khoảng 2-3 lần/ngày. 
  • Để giảm bớt triệu chứng khó thở, thở khò khè cho trẻ, bố mẹ có thể kê cao gối. Cách này giúp làm giảm áp lực lên đường hô hấp và giảm nguy cơ nghẹt mũi. Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với những nơi đông người, đặc biệt là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như trong mùa dịch.
  • Đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng cân đối và uống đủ nước để hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. 
  • Xông hơi là phương pháp tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đặc biệt là trong trường hợp trẻ nhỏ bị viêm thanh quản. Hơi ấm và ẩm từ xông hơi làm lỏng và làm mềm chất nhầy bên trong mũi, giảm nguy cơ nghẹt mũi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên xông hơi cho trẻ quá lâu, chỉ tối đa 10-15 phút. Lưu ý các trường hợp hen phế quản hoặc viêm phổi không được tự ý xông hơi cho trẻ mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ để duy trì độ ẩm trong không khí.

Một số phương pháp điều trị tại nhà giúp trẻ cải thiện nghẹt mũi

Một số phương pháp điều trị tại nhà giúp trẻ cải thiện nghẹt mũi

2.2. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè

Thói quen tự ý áp dụng các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể mang lại nhiều rủi ro và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ nên “nằm lòng” các lưu ý sau:

  • Việc sử dụng thuốc mà không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến việc chữa trị không hiệu quả hoặc thậm chí bệnh càng thêm nặng.
  • Mỗi loại thuốc đều có các tác dụng phụ và liều lượng thuốc được kê sẽ phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi của trẻ. Sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể gây ra tác động phụ không mong muốn.
  • Một số loại siro ho có thể chứa chất methylxanthine sẽ tăng khả năng gây nghiện ở trẻ.
  • Trong trường hợp bố mẹ tự ý mua thuốc cho trẻ uống có thể dẫn đến tình trạng quá liều, đặc biệt là khi sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc.
  • Việc sử dụng thuốc mà không đúng chỉ định có thể làm cho các triệu chứng trở nên không rõ ràng, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc thăm khám và chẩn đoán.

Tự ý cho trẻ uống thuốc khiến bệnh càng khó điều trị

Tự ý cho trẻ uống thuốc khiến bệnh càng khó điều trị

Trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào, bố mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ để có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và có phác đồ điều trị, chăm sóc phù hợp. Thay vì tự ý dùng thuốc cho trẻ, bố mẹ nếu phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh thì nên đưa đến bệnh viện để được điều trị đúng cách và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Bài viết trên đã gợi ý đến bố mẹ các cách chăm sóc khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè. Nếu các bậc phụ huynh còn nhiều băn khoăn cần được giải đáp và có nhu cầu thăm khám cho trẻ thì có thể liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Tư vấn viên luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ đặt lịch khám cho khách hàng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.