Tin tức

Giải đáp: Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?

Ngày 28/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không? Trẻ em vốn là đối tượng có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó việc tiêm nhiều loại vắc-xin, nhất là vắc-xin cúm sẽ giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và nhập viện.

1. Trẻ em dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh cúm

Virus cúm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Hiện nay có 4 chủng virus cúm A, B, C và D; trong đó 3 chủng virus cúm A, B, C là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho con người.

Bệnh cúm thường khá lành tính, ít gây nguy hiểm cho con người. Người bệnh có thể điều trị hết các triệu chứng của bệnh cúm từ 2 ngày đến một tuần. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không điều trị kịp thời, để bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là với trẻ em. Trẻ em mắc bệnh cúm có thể tiến triển nặng hơn.

Trẻ em không được điều trị bệnh cúm đúng cách khi chuyển nặng có thể dẫn đến các tình trạng: suy hô hấp, viêm phổi, suy tim, hen phế quản,…

Bệnh cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hơn cho trẻ nhỏ

Bệnh cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hơn cho trẻ nhỏ

2. Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không? Thời điểm nào tiêm vắc-xin cúm?

2.1. Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?

Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin cúm. Dưới đây là một số lý do để giải thích cho câu hỏi: “Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?”:

- Bảo vệ sức khỏe: Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không? Câu trả lời là có nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ, vì vắc-xin cúm giúp kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các loại virus (virus cúm A, B, C). Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe cơ thể. 

- Ngăn ngừa bệnh cúm: Bệnh cúm có thể gây ra các triệu chứng: ho, mệt mỏi, sốt, chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch... Bằng cách tiêm phòng vắc-xin cúm, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh bệnh cúm và các biến chứng tiềm ẩn như: mất nước, nhiễm trùng tai, bệnh viêm phổi, thậm chí tử vong.

- Ngăn chặn lây lan: Trẻ em thường có thể truyền virus cúm cho những người xung quanh một cách dễ dàng. Bằng việc tiêm phòng vắc-xin cúm, trẻ không chỉ tự bảo vệ bản thân mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan diện rộng cho người khác, nhất là những người có nguy cơ cao mắc cúm như: người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và mắc các bệnh nền,...

- Tiện lợi và an toàn: Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không? Vắc-xin cúm đã được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Quá trình tiêm phòng đơn giản và không gây đau đớn cho các con. 

Như vậy, có thể thấy việc tiêm vắc-xin cúm cho trẻ là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm như: 

- Một số loại vắc xin mà trẻ em nên được tiêm trong giai đoạn từ 6 tháng đến khoảng 5 tuổi.

 - Trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người bị bệnh cúm

- Nếu trẻ chưa từng tiêm vắc xin cúm hoặc chưa đủ liều cần được tiêm chủng để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ đầy đủ khỏi các bệnh cúm.

- Bệnh nhi mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ thống miễn dịch như: rối loạn tim, thiếu hụt miễn dịch, bệnh tiểu đường, ung thư,...

- Trẻ em mắc các bệnh về thần kinh và rối loạn phát triển thần kinh như: động kinh, đột quỵ, loạn dưỡng cơ hoặc tổn thương tủy sống).

- Trẻ bị thừa cân béo phì.

Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh

Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh

2.2. Thời điểm nào tiêm vắc-xin cúm?

Theo bác sĩ, thời điểm phù hợp nhất để tiêm vắc-xin cúm cho trẻ là trước khi đến mùa cúm hằng năm. Bố mẹ cần tiêm vắc xin cúm mỗi năm một lần cho trẻ để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 

Trẻ nhỏ từ 6 - 35 tháng tuổi sẽ tiêm mũi vắc-xin cúm đầu tiên cách mũi thứ 2 là 4 tuần, liều lượng mũi đầu tiên là 0,25ml. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm vắc-xin cúm trong vòng 6 tuần sau khi tiêm liều vắc xin lần trước.

3. Các loại vắc-xin cúm hiện nay

3.1. Phân loại vắc-xin cúm dựa vào đặc điểm của virus cúm

Nếu dựa vào đặc điểm của virus cúm, người ta chia vắc-xin cúm thành 2 nhóm chính là: Vắc-xin cúm bất hoạt và Vắc-xin cúm sống giảm độc lực.

- Vắc-xin cúm bất hoạt có tên tiếng Anh là inactivated influenza vaccine – IIV. Đây là loại vắc-xin được bào chế từ virus cúm đã bất hoạt (virus cúm đã chết) do nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã bất hoạt nhưng kháng nguyên vẫn còn và hệ miễn dịch vẫn hoạt động và sinh ra kháng thể kháng bệnh như bình thường.

- Vắc-xin cúm sống giảm độc lực có tên tiếng Anh là live attenuated nasal spray influenza vaccine – LAIV. Vắc-xin này phát triển từ virus nhưng đã được làm giảm độc lực hoặc suy yếu để không gây ra bệnh lý. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại virus hay vi khuẩn đó. 

3.2. Phân loại vắc-xin cúm dựa vào đặc điểm của chủng virus hoặc số chủng kháng nguyên virus có trong chế phẩm vắc-xin

Dựa vào đặc điểm này, vắc-xin sẽ được chia thành các nhóm: 

- Vắc-xin tứ giá: Đây là loại vắc-xin chứa 4 chủng kháng nguyên virus cúm, thông thường là 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B. Ví dụ: Vắc-xin Vaxigrip tetra hoặc Influvac phòng 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

- Vắc-xin tam giá: Đây là loại vắc-xin chứa 3 chủng kháng nguyên virus cúm, thường là 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B. Ví dụ: Vắc-xin Vaxigrip phòng 3 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 1 chủng cúm B (Yamagata hoặc Victoria).

Vắc-xin tam giá Vaxigrip phòng được 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B

Vắc-xin tam giá Vaxigrip phòng được 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B

Như vậy, thông qua bài viết trên phụ huynh đã có câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?”. 

 Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm phòng cúm cho trẻ để giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Việc tiêm nhắc lại vắc xin là một phần quan trọng của lịch trình tiêm phòng để đảm bảo rằng hệ miễn dịch của trẻ được duy trì ở mức độ bảo vệ cao nhất. Một số loại vắc xin đòi hỏi nhiều liều tiêm để đạt được sự bảo vệ tối đa.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ, Quý khách có thể lựa chọn tiêm chủng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được tư vấn, giải đáp thêm thông tin hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, các phụ huynh có thể gọi tổng đài: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.