Tin tức
Thừa cân béo phì có liên quan gì tới nguy cơ ung thư?
- 10/09/2020 | Tác hại của thừa cân béo phì ở người cao tuổi
- 16/09/2020 | Những loại thực phẩm gây béo phì bạn nên tránh xa
- 10/09/2020 | Những nguyên nhân gây béo phì ai cũng cần biết
- 17/09/2020 | Những dấu hiệu béo phì bạn không thể bỏ qua
1. Thừa cân béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Béo phì không chỉ làm cơ thể mất cân đối, chậm chạp hơn mà còn khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút, khả năng lao động kém, làm việc không hiệu quả và giảm chất lượng sống.
Béo phì là nguyên nhân của nhiều loại bệnh
Người béo phì thường e ngại vì thân hình quá khổ, ngại giao tiếp, thường tránh những chỗ đông người. Người béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh lý như:
Bệnh xương khớp: Do trọng lượng của cơ thể quá lớn, gây áp lực lên xương khớp nên những người béo phì thường mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, hay bị đau nhức.
Bệnh tim mạch: Mỡ máu cao và cholesterol cao gây rối loạn lipid máu, xơ hóa lòng mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Hơn nữa ở những người béo phì, tim của họ thường phải làm việc quá tải, liên tục phải bơm máu để đi nuôi cơ thể vì thế họ rất dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Bệnh tiểu đường: Rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường ở trong tình trạng thừa cân béo phì.
Các bệnh lý đường tiêu hóa: Lượng mỡ thừa trong cơ thể bám vào các quai ruột và dễ gây ra tình trạng táo bón. Sự ứ đọng phân trong dạ dày làm tăng nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư đại tràng, bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị sẽ có thể biến chứng thành xơ gan,…
Gây suy giảm trí nhớ: Trẻ béo phì có chỉ số thông minh thấp hơn những trẻ có ngoại hình cân đối. Người trưởng thành bị béo phì có nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer cao hơn người có trọng lượng bình thường.
Béo phì có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường
Bệnh về đường hô hấp: Khi lượng mỡ dư thừa bám vào cơ hoành, khí phế quản, những người béo phì dễ bị ngừng thở khi ngủ, rối loạn nhịp thở và dễ bị ngáy ngủ hơn người bình thường.
Rối loạn nội tiết: Phụ nữ có ngoại hình quá khổ thường bị rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Thừa cân béo phì và nguy cơ ung thư
Khi đi vào cơ thể của chúng ta, chất béo có 2 chức năng chính là dự trữ năng lượng và tiếp tục lan truyền thông tin đến các phần còn lại của cơ thể. Khi lượng chất béo dư thừa, các tín hiệu được truyền đi bên trong cơ thể có nguy cơ gây rối loạn làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào và phản ứng hóa học trong tế bào cũng như chu kỳ sinh sản của cơ thể.
Béo phì và nguy cơ ung thư có thể được chia làm 3 giai đoạn như sau:
Quá trình viêm: Khi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể quá nhiều, tế bào miễn dịch sẽ tiết ra nhiều cytokine làm đẩy nhanh quá trình viêm mạn tính, thúc đẩy các tế bào phân chia nhanh hơn. Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài có thể làm tổn thương DNA và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư.
Hormon tăng trưởng: Cơ thể dung nạp nhiều chất béo sẽ khiến tăng lượng insulin chính là tiền đề của bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó là nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Hormon giới tính - ở giai đoạn mãn kinh: Mô mỡ sản sinh ra lượng estrogen dư thừa, khiến cho các tế bào ở vú và nội mạc tử cung phân chia nhanh hơn, làm tăng nguy cơ đột biến và gây ung thư.
3. Tránh Thừa cân béo phì để phòng chống ung thư hiệu quả
Duy trì một cân nặng ổn định không chỉ giúp giảm nguy cơ ung thư mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, bạn nên quan tâm hơn về cân nặng của mình, không chỉ để có một ngoại hình cân đối, tự tin hơn trong giao tiếp mà còn để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Phụ nữ thừa cân béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người có ngoại hình cân đối
Bạn nên đo chỉ số khối cơ thể BMI để biết chính xác mình có đang ở mức thừa cân béo phì hay không.
Chỉ số khối của cơ thể được tính theo công thức sau:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Lưu ý, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Chỉ số BMI khỏe mạnh sẽo trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Những người có BMI từ 25 đến 29,5 được cho là thừa cân, còn chỉ số BMI từ 30 trở lên nghĩa là bạn đã trong tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, bạn cần biết rằng vòng eo của bạn càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh cũng càng cao.
Gợi ý cách giúp bạn kiểm soát cân nặng:
Để có một cơ thể cân đối hoặc muốn giảm cân hiệu quả, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống và chăm chỉ tập thể dục. Những món ăn bạn yêu thích đôi khi lại không có lợi cho sức khỏe, nó khiến bạn tăng cân. Ngược lại những món ăn bạn không thích nhưng lại rất tốt cho cơ thể và giúp bạn duy trì ngoại hình cân đối. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ và cố gắng xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.
Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, thịt nạc và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, thức ăn đồ uống có chứa nhiều đường.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
Tránh căng thẳng kéo dài.
Không thức quá khuya.
Hãy đặt mục tiêu tập luyện ít nhất khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày và tăng dần cường độ tập. Không nên tập quá nặng ở những buổi đầu, nó sẽ khiến bạn mệt và nhanh nản chí. Bạn chỉ cần tập luyện đều đặn mỗi ngày cũng sẽ có những lợi ích và hiệu quả đáng kể.
Nên tập luyện để duy trì trọng lượng ổn định
Với những người thừa cân béo phì ở mức độ nghiêm trọng và việc giảm cân trở nên quá khó khăn, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và các huấn luyện viên để có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng và bảo vệ sức khỏe.
Trong trường hợp cơ thể đã có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và giúp bạn đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!