Tin tức

Nhận biết những dấu hiệu tự kỷ trầm cảm sớm và hướng can thiệp

Ngày 24/01/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn tự kỷ và trầm cảm là một bởi những biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, tự kỷ và trầm cảm thực chất là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Vậy dấu hiệu tự kỷ trầm cảm là gì? Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện người thân hoặc bạn bè có các dấu hiệu tự kỷ hoặc trầm cảm?

1. Tự kỷ là gì? Trầm cảm là gì? 

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tự kỷ trầm cảm thì bạn cần phân biệt 2 bệnh này. Điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh trên là bệnh nhân bị hạn chế về khả năng giao tiếp, thiếu kỹ năng xã hội. Hầu hết bệnh nhân bị tự kỷ, trầm cảm đều cảm thấy cô đơn, thu mình về một góc và luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau. 

Tự kỷ là gì? 

Tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển thần kinh có thể xảy ra phổ biến với trẻ từ những năm đầu đời nhưng việc phát hiện bệnh thường khi trẻ được 3 - 10 tuổi vì đây là thời điểm triệu chứng bệnh rõ ràng nhất. Tuy nhiên, người trưởng thành vẫn có thể xuất hiện căn bệnh này. Người bị tự kỷ thường thu mình và tự tách biệt với thế giới xung quanh. Bệnh kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm gây ảnh hưởng tâm lý, quá trình phát triển của trẻ và quan hệ nhân sinh, cuộc sống với người lớn.

Người bị tự kỷ thường có xu hướng thu mình và tách biệt với thế giới

Người bị tự kỷ thường có xu hướng thu mình và tách biệt với thế giới

Trầm cảm là gì? 

Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Biểu hiện phổ biến của bệnh nhân trầm cảm là trạng thái buồn bã, chán nản,… kéo dài. Bệnh xảy ra ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nếu người bệnh không được can thiệp điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và biến chứng khó lường.

2. Dấu hiệu tự kỷ trầm cảm 

Hầu hết các ca bệnh giai đoạn đầu, dấu hiệu tự kỷ trầm cảm không rõ ràng nên việc nhận biết khó khăn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ dễ dàng nhận biết những triệu chứng bất thường của bệnh tự kỷ và trầm cảm. 

Dấu hiệu nhận biết tự kỷ 

Bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ ở các độ tuổi khác nhau có thể sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ: 

  • Trẻ không cười hoặc ít khi cười, đôi khi có những nụ cười vô căn, cười không phù hợp hoàn cảnh.
  • Trẻ không tương tác hoặc nhìn trực tiếp vào người đối diện khi giao tiếp. 
  • Trẻ không biết cách để kết bạn hoặc không có ý định muốn tạo thêm mối quan hệ với người xung quanh mà tự chơi một mình. 
  • Trẻ thường lắc lư người, vỗ tay, đập đầu vào tường, dậm chân, nói những câu vô nghĩa, gầm gừ, nhìn chăm chăm một vật trong khoảng thời gian dài,… 
  • Một số thói quen rập khuôn như nằm hoặc ngồi đúng một vị trí, đi một con đường duy nhất, ăn một loại thức ăn nhất định, chơi một trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không thấy chán,… 
  • Hầu hết trẻ bị tử kỷ đều chậm phát triển về trí tuệ, nhận thức. Đôi khi cũng có những trẻ phát triển bất thường về một kỹ năng nào đó như ghi nhớ, hội họa, sáng tác nhạc, chơi đàn, tính toán,… 

Trong khi đó, triệu chứng thường gặp ở người trưởng thành khi bị tử kỷ là: 

  • Thường có các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần. 
  • Không thể tự cần bằng hay điều tiết cảm xúc. 
  • Giao tiếp, trao đổi bị cản trở, khó khăn để diễn tả cho người khác hiểu suy nghĩ hoặc thể hiện biểu cảm trên gương mắt, ngôn ngữ hình thể. 
  • Người bệnh thường độc thoại một mình hoặc quan tâm mãnh liệt về một chủ đề mà mà họ yêu thích. 
  • Các thói quen hàng ngày thường lặp lại giống nhau và dễ bị bộc phát cảm xúc nếu bị thay đổi.
  • Không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai hoặc muốn trò chuyện nhưng không biết cách để tương tác. 
  • Khả năng tiếp thu của người bị tự kỷ chậm, họ thường không có sự đồng cảm hoặc hiểu được ẩn ý trong lời nói của người khác. 

Người bị tự kỷ thường gặp cản trở khi muốn bắt đầu mối quan hệ với người khác

Người bị tự kỷ thường gặp cản trở khi muốn bắt đầu mối quan hệ với người khác

Dấu hiệu trầm cảm 

Những người bị trầm cảm thường có các triệu chứng: 

  • Gương mặt lúc nào cũng buồn bã, chán nản, mắt lờ đờ, xuất hiện nhiều nếp nhăn,… 
  • Người bị trầm cảm thường cảm thấy không có hứng thú với những sự kiện xung quanh, cuộc sống, công việc, đời sống tình dục,… 
  • Bệnh nhân trầm cảm thường có khả năng tập trung kém khiến công việc bị trì trệ, đời sống sinh hoạt rối loạn, luôn thấy khó khăn khi đưa ra quyết định. 
  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do. Dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không phải làm gì cả cũng cảm thấy cơ thể không có một chút sức lực nào. 
  • Mất ngủ kéo dài và liên tục cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm phổ biến. 
  • Người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực như tuyệt vọng, suy sụp, tự ti,… Một số người còn tự làm tổn thương mình hoặc tự sát. 
  • Một số người bị trầm cảm gặp tình trạng sụt cân nhanh do ăn uống kém nhưng có người lại thèm ăn, ăn liên tục dẫn đến tăng cân mất kiểm soát. 

Người bị trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, mệt mỏi

Người bị trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, mệt mỏi

3. Nên làm gì khi người thân, bạn bè có dấu hiệu tự kỷ, trầm cảm? 

Nếu thấy bạn bè hoặc người thân có dấu hiệu tự kỷ trầm cảm, bạn nên làm những việc sau: 

  • Trẻ em có dấu hiệu tự kỷ cần đưa đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng và xây dựng phương án can thiệp để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
  • Quan tâm đến trẻ tự kỷ nhiều hơn, cùng trẻ tham khảo các buổi học về liệu pháp ngôn ngữ, nghề nghiệp để con sớm tự độc lập, cởi mở hơn khi giao tiếp với những người xung quanh.
  • Cố gắng trò chuyện và tạo không gian thoải mái để người đó tin tưởng nói lên những suy nghĩ của mình. 
  • Khuyên nhủ bệnh nhân tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để giải quyết những vấn đề, khó khăn đang gặp phải. 
  • Hỗ trợ người bệnh cởi mở hơn trong giao tiếp với cộng đồng, tham gia các hoạt động mang ý nghĩa tích cực để giúp người đó tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. 
  • Khuyến khích người bệnh vận động thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và học cách thư giãn bằng thiền, yoga,… 
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện cân nặng, giảm triệu chứng mệt mỏi, suy nhược đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh khác.

Hướng giải quyết tốt nhất, hiệu quả và an toàn khi phát hiện người có dấu hiệu tự kỷ trầm cảm và đưa đến cơ sở y tế uy tín để nhờ sự hỗ trợ từ chuyên gia. Tự kỷ và trầm cảm đều là những bệnh lý vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa tác động đời sống tinh thần của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả tích cực, tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra. 

Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia nếu có dấu hiệu tự kỷ hoặc trầm cảm

Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia nếu có dấu hiệu tự kỷ hoặc trầm cảm

Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh bằng bất kỳ phương pháp dân gian hoặc truyền miệng không có cơ sở khoa học. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Từ khoá: tự kỷ trầm cảm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.