Tin tức
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ giúp bố mẹ nhận biết sớm
- 07/05/2020 | Tự kỷ ở trẻ và những câu hỏi thường gặp
- 30/09/2020 | Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho người mới làm cha mẹ
- 03/10/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ hay khóc đêm?
1. Sơ lược về bệnh tự kỷ ở trẻ
tự kỷ không phải là căn bệnh mới của thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam bệnh lý này chỉ mới thực sự được quan tâm khoảng 10 năm trở lại đây. Theo các chuyên gia, tự kỷ là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn phát triển lan tỏa với nhiều mức độ (có thể nặng hoặc nhẹ). Trong đó, tuổi khởi phát bệnh phổ biến ở trẻ em là 3 tuổi và bệnh thường kéo dài theo thời gian.
Đánh giá chung về các mặt phát triển, chúng ta có thể thấy ở trẻ bị tự kỷ, phần lớn các em đều có những khiếm khuyết trong các lĩnh vực như giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể kèm thêm một vài rối loạn liên quan đến cảm giác hoặc tăng động, giảm chú ý,... Sự kết hợp nhiều bệnh lý khiến cho quá trình điều trị cho trẻ Tự kỷ gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian.
Trẻ có thể tự kỷ do sự biến đổi của tiểu não
Theo bác sĩ, tự kỷ là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn phát triển của thần kinh. Điển hình như sự biến đổi của cấu trúc thùy thái dương, tiểu não hoặc thùy trán. Nếu cấu tạo lưới và sinh hóa thần kinh có những bất thường cũng có khả năng gây ra bệnh. Tuy nhiên, những cơ sở trên đây vẫn chưa được chứng minh. Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy, những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ tăng lên khá cao. Cụ thể, cứ 100 bé sẽ có 1 bé mắc bệnh và khả năng mắc bệnh ở bé trai thường cao hơn bé gái (khoảng 4 - 6 lần).
2. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố như:
-
Di truyền: trẻ bị tự kỷ do cấu trúc của não phát triển không được hài hòa vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não.
Trẻ tự kỷ do sự biến đổi gen di truyền từ cha mẹ
-
Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Một số hóa chất độc hại nên tránh tiếp xúc như khói thuốc lá, ma túy, bia rượu,...
-
Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp hoặc không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ.
3. Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tự kỷ
Các triệu chứng ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ chỉ mới 1 tuổi, tuy nhiên những biểu hiện này khá mờ nhạt và khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng dần nhiều hơn, thể hiện rõ rệt và trẻ thường được chẩn đoán từ 2 tuổi trở lên. Vậy ở trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện gì? Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh dễ dàng:
3.1. Kỹ năng tương tác xã hội kém
trẻ thường thu rút mình, chơi một mình, hạn chế giao tiếp bằng mắt, nhu cầu giao tiếp với người khác rất thấp, ít làm theo chỉ dẫn, mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích. Phần lớn trẻ không khoe khoang, không quan tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác. Sự tương tác, gắn bó, tập trung của trẻ thường dành cho đồ vật nhiều hơn những người xung quanh.
Ít hoặc không quan tâm đến lời nói của người khác
3.2. Ngôn ngữ có nhiều bất thường
Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,... Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến.
Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,... Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi.
3.3. Hành vi bất thường
Trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ thường có những thói quen, hành vi bất thường như đi vòng tròn, đi kiễng gót, nhảy lên, xoay người vòng tròn,... Một số thói quen thường lặp lại ở trẻ là chỉ nằm đúng một vị trí, chỉ mặc một kiểu quần áo, ngồi đúng một chỗ, chỉ đi đúng một đường hoặc chơi đúng một trình tự,...
Trẻ chỉ ngồi đúng một vị trí duy nhất
3.4. Ý thích thu hẹp
Trẻ thường chỉ chú tâm hoặc chỉ chơi một vài trò chơi cố định. Cách chơi của trẻ có phần đơn điệu, nhàm chán và lặp lại nhiều lần. Trẻ có thể dành nhiều giờ để xem quảng cáo, điện thoại hoặc quay bánh xe,... Ngắm tay cũng là một sở thích phổ biến ở trẻ tự kỷ và phần lớn các bé đều thường cầm một đồ vật gì đó như bút, đồ chơi (mà mình yêu thích), que, giấy,...
3.5. Rối loạn cảm giác
Do thần kinh quá nhạy cảm nên một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, thu mình vào một góc do sợ ánh sáng, sợ cắt móng tay, sợ cắt tóc, không muốn người khác chạm vào người,... Hầu như ở các trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn. Tuy nhiên, trẻ thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để phát ra tiếng động, quan sát đồ vật phát ra ánh sáng hoặc chuyển động (đặc biệt là lăn tròn).
Ngoài những biểu hiện trên, một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Điển hình như nhớ số điện thoại, nhớ vị trí các đồ vật, biết đọc số rất sớm, thực hiện phép cộng nhanh,... Chính vì thế, các bậc phụ huynh dễ nhầm tưởng và cho rằng con mình quá thông minh.
4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Ngoài nguyên nhân thì một số yếu tố khách quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết rõ để phòng ngừa cho con trẻ, đồng thời giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Thông thường, những đối tượng sau đây rất dễ bị tự kỷ:
-
Những trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình ít dành sự quan tâm hoặc dạy dỗ trẻ. Sự thiếu hụt tình cảm khiến con trẻ đơn độc trong thế giới của mình và dần thu rút bản thân, mất tự tin với mọi người. Đồng thời, khả năng và nhu cầu giao tiếp với người khác cũng giảm dần.
Gia đình ít quan tâm đến con cái dễ khiến trẻ bị tự kỷ
-
Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc xem tivi liên tục nhiều giờ trong ngày.
-
Sự tương tác với các bạn rất ít thường là đặc trưng ở trẻ tự kỷ.
Nếu nhận thấy con trẻ có một số biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa con đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời nếu. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng nhận biết nguy cơ mắc bệnh ở trẻ dựa trên một số dấu hiệu sau đây:
-
Trẻ 12 tháng tuổi nhưng chưa biết nói bập bẹ, không biết cách chỉ ngón tay hoặc có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp bất thường, không phù hợp.
-
Trẻ 16 tháng tuổi nhưng chưa nói được từ đơn.
-
Trẻ 24 tháng nhưng câu từ nói không được rõ hoặc chưa nói được câu 2 từ.
-
Trẻ không đạt được hoặc không có kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng ngôn ngữ như các trẻ ở cùng độ tuổi.
Trước những ảnh hưởng do hội chứng tự kỷ gây ra cho chính các bé và gia đình, mọi người nên chủ động quan tâm đến con trẻ. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh trẻ tự kỷ để dễ dàng nhận biết sự bất thường của con. Từ đó, đưa con đi khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!