Tin tức

Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị suyễn và cách điều trị

Ngày 22/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh thường nghiêm trọng hơn vào thời điểm giao mùa hoặc khi gặp các tác nhân gây dị ứng. Việc chủ động tìm hiểu dấu hiệu cảnh báo bị suyễn và đi thăm khám, điều trị kịp thời là điều nên làm. Nếu bạn còn chưa nắm được các triệu chứng của bệnh hen suyễn, hãy tham khảo bài viết này.

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn được xếp vào nhóm bệnh về đường hô hấp, đây là căn bệnh mạn tính và còn được gọi là hen phế quản. Khi bị các yếu tố khởi phát cơn hen tác động, các cơ Reissessen bao quanh các phế quản bị co thắt khiến cho đường thở bị chít hẹp. Tình trạng niêm mạc phế quản bị phù nề và tăng tiết đờm, rãi càng khiến cho đường dẫn khí bị chít hẹp, từ đó gây ra tình trạng khó thở và hình thành cơn hen phế quản.

Hen suyễn là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Hen suyễn là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Người bị suyễn thường gặp phải một số triệu chứng như: khó thở, thở khò khè, kèm những cơn ho kéo dài, cảm giác nặng ngực,… Mặc dù, bệnh hen suyễn không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, bệnh nhân vẫn cần chú ý theo dõi, kiên trì điều trị để ngăn chuyển biến xấu xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân gây khởi phát cơn hen. Bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang, cúm hoặc cảm lạnh nếu không điều trị dứt điểm thì cũng có thể tiến triển thành hen phế quản. Bên cạnh đó, các bạn có tiền sử dị ứng phấn hoa, lông chó mèo, bụi mịn trong không khí cần cẩn thận, họ là đối tượng rất dễ bị suyễn.

Sự thay đổi đột ngột về điều kiện thời tiết cũng là nguyên nhân khiến bạn lên cơn hen suyễn. Đó là lý do vì sao chúng ta cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận vào thời điểm giao mùa, thường xuyên theo dõi độ ẩm trong không khí.

Bệnh hen suyễn có thể xảy ra nếu bạn dị ứng với thành phần trong thuốc hoặc một số chất bảo quản thực phẩm,… Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn.

2. Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suyễn

Vậy bệnh nhân nên dựa vào dấu hiệu nào để biết mình đang bị suyễn và đi thăm khám, điều trị kịp thời?

Người mắc bệnh hen suyễn ho khá nhiều, đặc biệt là vào nửa đêm gần sáng. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nhận biết cơn hen khác là:

  • Khó thở, cảm thấy bị ngợp. Khi thấy khó thở nhiều thì còn có thể có biểu hiện hốt hoảng, toát mồ hôi nhiều, chỉ nói được câu ngắn,... 
  • Thở khò khè. 
  • Cảm thấy nặng ngực. 

Bệnh lý hen suyễn thường có một số biểu hiện nhận biết đặc trưng

Bệnh lý hen suyễn thường có một số biểu hiện nhận biết đặc trưng

Nếu thường xuyên bị hụt hơi, ngực có dấu hiệu đau, tức, các bạn nên chủ động đi thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn, càng để lâu triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.

Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ cũng có thể phân chia cơn hen theo mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân hen suyễn mức độ nhẹ đối mặt với cơn hen dưới 2 lần/tuần, các triệu chứng hiếm khi xảy ra vào ban đêm. Nếu cơn hen xuất hiện từ 3 - 6 lần/tuần, triệu chứng ban đầu xảy ra từ 3 - 4 lần/tháng, bạn được chẩn đoán có cơn hen mức độ vừa. Lúc này bệnh sẽ ảnh hưởng phần nào tới cuộc sống sinh hoạt.

Người bị suyễn cấp độ nặng phải đối mặt với triệu chứng bệnh hàng ngày, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân hen suyễn cấp độ nặng cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế để giảm triệu chứng khó thở và ngăn ngừa ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn

Vậy có những phương pháp nào được sử dụng trong chẩn đoán bệnh hen suyễn? Thông thường nếu muốn xác định xem bạn có bị suyễn không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số dịch vụ như: đo lưu lượng đỉnh, thử nghiệm oxit nitric thở ra, đo chức năng hô hấp. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá hoạt động phổi của bạn và đưa ra những chẩn đoán đầu tiên.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thực hiện một số dịch vụ chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng bệnh lý chính xác hơn. Cụ thể như chụp X - quang phổi, chụp CT lồng ngực. Các xét nghiệm về chỉ số dị ứng, chỉ số viêm và xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh hen suyễn.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng để chẩn đoán bệnh hen suyễn

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng để chẩn đoán bệnh hen suyễn

Muốn nhận được kết quả chính xác, bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh.

4. Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân bị suyễn

Khi điều trị cho người bị suyễn, bác sĩ thường tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh, các phương pháp được áp dụng phổ biến như sau:

  • Sử dụng thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ với các nhóm thuốc như thuốc chủ vận beta có tác dụng kéo dài, nhóm thuốc chủ vận beta có tác dụng ngắn, thuốc kháng cholinergic,...
  • Dùng ống hít kết hợp. 
  • Sử dụng corticoid dạng hít, đây là loại thuốc chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát bệnh hen.
  • Dùng nhóm thuốc Leukotriene hàng ngày theo đơn. 
  • Dùng corticosteroid dạng uống và tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Sử dụng chất sinh học để ngăn viêm, điều trị hen suyễn do dị ứng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc điều trị sinh học,... có tác dụng kiểm soát hen lâu dài,....

Lưu ý bệnh nhân nên điều trị hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa thực sự hiểu về thành phần, công dụng để đảm bảo an toàn.

Kết hợp với việc dùng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh lại sinh hoạt và một số lưu ý như:

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. 
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: ngủ nghỉ đủ thời gian, tập thể dục đều, ăn uống đủ chất và giữ cân nặng phù hợp.
  • Tìm hiểu và luyện tập thêm các bài tập thở,... 

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Điều quan trọng nhất đó là nên lựa chọn được đơn vị khám chữa bệnh uy tín. Một gợi ý dành cho bệnh nhân hen suyễn đó là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Trải qua quá trình hoạt động gần 30 năm, MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Để phục vụ việc thăm khám và điều trị chất lượng cao, MEDLATEC sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cụ thể như: 

  • Máy chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, máy chụp X - quang, nội soi, MRI, CT Scan,... chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ. 
  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

MEDLATEC có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý hô hấp, bao gồm hen suyễn

MEDLATEC có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý hô hấp, bao gồm hen suyễn

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu cảnh báo bị suyễn. Bệnh nhân hen suyễn nên tích cực theo dõi và điều trị bệnh, hạn chế biến chứng xấu xảy ra, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và cuộc sống. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.