Tin tức

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện sức khỏe

Ngày 27/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ. Bên cạnh việc cần phải điều trị bằng thuốc, người mắc gan nhiễm mỡ cần kết hợp chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ thừa tích tụ ở tế bào gan với tỷ lệ trên 5% trọng lượng của bộ phận này. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tại Việt Nam chiếm khoảng 50 - 60% dân số và đang có xu hướng gia tăng đặc biệt cũng xuất hiện khá nhiều ở người trẻ tuổi. 

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ thừa ở gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ thừa ở gan

Thực tế, gan nhiễm mỡ là tình trạng đáng báo động, tăng rủi ro mắc các bệnh lý gan mạn tính như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... nếu không điều trị kịp thời. Mặc dù gan nhiễm mỡ có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng triệu chứng thường không thể hiện rõ rệt, vì thế phần lớn gan nhiễm mỡ chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

2. Triệu chứng gan nhiễm mỡ thường gặp

  • Thường xuyên chán ăn, ăn không ngon.
  • Xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc nôn.
  • Cơ thể uể oải, dễ mệt mỏi khi vận động.
  • Sụt cân đột ngột.
  • Vàng da, vàng mắt đối với trường hợp bệnh nặng.
  • Cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
  • Da nổi mẩn ngứa hoặc mụn,...

Trên đây là những triệu chứng gan nhiễm mỡ phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều gặp phải. Một số trường hợp gan nhiễm mỡ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng mà được phát hiện khi khám sức khỏe thông qua siêu âm và xét nghiệm máu.

3. Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ thì chế độ ăn uống hàng ngày góp phần quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Vậy người mắc bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người

3.1. Chất béo động vật

Chất béo, mỡ động vật như mỡ gà, mỡ heo, mỡ bò,... là nguyên nhân chính gây tình trạng gan nhiễm mỡ nếu cơ thể dung nạp quá nhiều. Bởi vì gan chỉ có khả năng bài tiết lượng chất béo ở một lượng nhất định khi cơ thể dụng nạp. Trường hợp ăn quá nhiều mỡ sẽ tạo áp lực lên bộ phận này. Từ đó sẽ gây ra các tổn thương mô lâu ngày dẫn đến các mô sẹo trên gan hay gọi là xơ gan. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thay thế chất béo động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc thực vật.

Hạn chế chất béo động vật để tránh làm mất cân bằng cholesterol ở gan

Hạn chế chất béo động vật để tránh làm mất cân bằng cholesterol ở gan

3.2. Thức uống có cồn

Người mắc gan nhiễm mỡ cần hạn chế tuyệt đối thức uống có cồn, cụ thể bia, rượu,... bởi vì đây là yếu tố khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Thường xuyên dùng rượu bia khiến hàm lượng este axit béo tăng từ đó kích thích sản sinh triglyceride có hại cho gan. 

Ngoài ra, rượu bia còn gây suy giảm chức năng gan từ đó hạn chế khả năng đào thải độc tố dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở gan. Chính vì thế, khi nhắc đến gan nhiễm mỡ kiêng gì thì rượu bia luôn bắt buộc hạn chế tối đa.

Thức uống có cồn là thủ phạm hàng đầu khiến gan nhiễm mỡ chuyển thành xơ gan

Thức uống có cồn là thủ phạm hàng đầu khiến gan nhiễm mỡ chuyển thành xơ gan

3.3. Thực phẩm có cholesterol cao

Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì việc kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong cơ thể là rất cần thiết để phục hồi gan và ngăn ngừa rủi ro bệnh chuyển biến thành xơ gan. Vì thế, người bệnh nên hạn chế thực phẩm có chứa cholesterol không tốt cho sức khỏe như:

  • Bơ động vật.
  • Lòng đỏ trứng gà. 
  • Nội tạng động vật.
  • Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội, giò chả thường chứa nhiều mỡ và muối,...

3.4. Thức ăn, đồ uống nhiều đường

Các loại thực phẩm như bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt, kẹo, socola có đường, sữa tươi có đường,... thường chứa nhiều đường gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và chuyển hoá của gan. Hàm lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa tích tụ trong máu và gan, từ đó khiến tình trạng gan nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn. 

4. Các loại thực phẩm tốt cho gan

Nếu đã biết gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì thì dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm tốt cho gan thường được bác sĩ khuyên dùng. 

4.1. Yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất xơ và protein với hợp chất beta glucan có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ chất béo đồng thời hạn chế tăng cholesterol xấu. Ngoài ra, sử dụng yến mạch thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Có thể sử dụng yến mạch kết hợp với sữa chua kèm các loại hạt, trái cây sấy khô để thay thế bữa sáng.

4.2. Thịt gà, cá

Thịt gà, cá là nguồn protein động vật tốt cho sức khỏe hơn so với thịt đỏ như thịt heo hoặc thịt bò. Đối với thịt gà, khi sử dụng không nên dùng da gà hoặc mỡ gà mà chủ yếu sử dụng phần thịt nạc để chế biến hấp hoặc luộc. 

Sử dụng thịt gà, thịt cá để bổ sung protein lành mạnh cho gan

Sử dụng thịt gà, thịt cá để bổ sung protein lành mạnh cho gan

Thịt cá giàu omega 3 là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Một số loại cá giàu omega 3 giúp cải thiện sức khỏe như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,... Lưu ý khi chế biến thịt gà hoặc cá cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên chọn phương pháp thanh đạm, ít gia vị như luộc, hấp, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ gây hại cho sức khỏe.

4.3. Rau củ quả và trái cây tươi

Rau củ quả là các loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Trong rau củ quả và trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất hiệu quả trong cơ thể. 

Các loại rau tốt cho sức khỏe người mắc gan nhiễm mỡ là: cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt, cà rốt, dưa leo, cà chua,... và các loại trái cây ít đường như: táo, chuối, ổi, quả mọng, bưởi,...

4.4. Trà xanh

Trà xanh là thức uống được nhiều người ưa dùng trong quá trình cải thiện cân nặng hoặc điều trị gan nhiễm mỡ. Trà xanh chứa hợp chất EGCG có công dụng hỗ trợ kiểm soát lipid trong máu cũng như chống oxy hoá hiệu quả trong việc bảo vệ gan khỏi tổn thương. 

Đồng thời, trà xanh còn có chức năng làm hạn chế hấp thu chất béo, tăng cường sức đề kháng. Sử dụng 200 - 300ml trà xanh mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe và lưu ý không nên dùng khi bụng đói để tránh cảm giác khó chịu dạ dày.

Trà xanh có khả năng chống oxy hoá, hạn chế hấp thụ chất béo hiệu quả

Trà xanh có khả năng chống oxy hoá, hạn chế hấp thụ chất béo hiệu quả

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.