Tin tức

Viêm đường tiết niệu sau sinh: Những điều chị em không nên bỏ qua

Ngày 14/11/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vì điều kiện khách quan như quỹ thời gian hạn hẹp hay tâm lý e ngại mà nhiều chị em chậm trễ trong việc khám và điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh. Hãy để MEDLATEC tư vấn tất tần tật những thông tin cần biết liên quan đến căn bệnh này để tự chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

1. Nguyên nhân nào gây ra viêm đường tiết niệu sau sinh?

Thực tế thì viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm do cầu khuẩn E.Coli gây ra (cũng có trường hợp do cầu khuẩn khác gây ra nhưng không đáng kể). Sau khi các vi khuẩn này xâm nhập thành công vào hệ tiết niệu thì sẽ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng.

Trong hệ tiết niệu, hai cơ quan là bàng quang và niệu đạo là hai phần dễ bị các vi khuẩn gây tổn thương và nhiễm trùng nhất. Nước tiểu của người bệnh sẽ không còn vô trùng mà thậm chí còn tiếp tục khiến các cơ quan tiếp xúc với nó dễ bị nhiễm khuẩn theo. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ cảm thấy bất tiện, đau rát khi đi vệ sinh nhưng càng về sau cảm giác đau đớn, khó chịu sẽ càng rõ rệt.

Thời kỳ đầu chị em sẽ cảm thấy bị khô rát khi tiểu, càng về sau bệnh càng diễn biến phức tạp

Thời kỳ đầu chị em sẽ cảm thấy bị khô rát khi tiểu, càng về sau bệnh càng diễn biến phức tạp

Theo nhiều nghiên cứu y khoa lớn trên thế giới thì tỉ lệ bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới. Các chuyên gia đầu ngành đã lý giải rằng do cấu trúc sinh học của cơ thể phụ nữ gây bất lợi trong vấn đề này hơn so với đàn ông. Các chị em có đường niệu đạo ngắn, gần hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Đến khi trải qua quá trình sinh nở, các chị em có thể chọn sinh thường hoặc sinh mổ nhưng nguy cơ bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh của hai phương pháp sinh này vẫn cao như nhau. 

Sở dĩ chị em dễ bị viêm nhiễm là vì sau khi sinh con, sản dịch sẽ được xuất ra ngoài cơ thể theo đường âm đạo. Băng vệ sinh là lựa chọn bắt buộc mà chị em nào cũng phải sử dụng. Thời gian còn sản dịch cũng là thời gian băng vệ sinh tạo môi trường vi khuẩn lý tưởng để phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Dù các chị em có thường xuyên vệ sinh và thay băng thì nguy cơ vi khuẩn tiếp xúc xâm nhập vào niệu đạo vẫn là rất cao.

Ngoài ra, việc các chị em mất sức do sinh con sẽ làm giảm sức đề kháng vốn có của cơ thể. Thời gian sau sinh khoảng 2 - 3 tháng (lúc chúng ta vẫn thường gọi là ở cữ) chính là giai đoạn cơ thể dễ mắc các loại bệnh lý, gần như không tự kháng được các cầu khuẩn. Như vậy đây cũng là khoảng thời gian khiến chị em dễ bị mắc viêm đường tiết niệu sau sinh hơn cả.

2. Các dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh

Để các chị em có thể thuận lợi tự theo dõi sức khỏe của mình hơn thì MEDLATEC sẽ thống kê các triệu chứng quan trọng và tiêu biểu của loại bệnh viêm nhiễm sau sinh này:

  • Dấu hiệu đầu tiên sản phụ cần để ý là vấn đề nước tiểu. Khi cơ thể bị nhiễm các cầu khuẩn gây viêm đường niệu đạo thì bàng quang sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Lúc này nước tiểu sẽ không còn là môi trường vô trùng như trước mà đã nhiễm khuẩn, cụ thể là bị vẩn đục, có cặn, đi kèm máu hoặc có mùi hôi khó chịu thay vì mùi khai tự nhiên.

  • Các chị em đã bị nhiễm bệnh cũng có tần suất đi tiểu nhiều hơn hẳn bình thường. Khi đi tiểu chị em sẽ cảm thấy đường niệu đạo bị khô hoặc bỏng rát rất khó chịu. Nhiều thời điểm chị em đã cảm thấy mót tiểu rất mạnh nhưng lại chỉ có thể tiểu được ít theo kiểu tiểu rắt.

  • Nếu đã xuất hiện hai triệu chứng trên thì chị em nên lưu tâm xem cơ thể mình có bị mỏi mệt, khó chịu thất thường hay không. Sốt nhẹ đến sốt cao cũng là một trong các phản ứng cơ địa của chúng ta khi một bộ phần nào đó đang có vi khuẩn xâm nhập.

  • Ngoài ra, một số chị em đã bị viêm đường tiết niệu sau sinh cho biết họ bị đau vùng xương chậu và bụng dưới. Các cơn đau có thể dao động từ âm ỉ đến đau dữ dội.

Đau thắt vùng xương chậu và bụng dưới là dấu hiệu phổ biến của viêm đường tiết niệu sau sinh

Đau thắt vùng xương chậu và bụng dưới là dấu hiệu phổ biến của viêm đường tiết niệu sau sinh

3. Cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh

Ngay khi các chị em phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên tiến hành thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Tùy vào tính chất, diễn biến của tình trạng viêm nhiễm chị em đang gặp phải mà các bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau:

Đối với trường hợp viêm nhiễm nhẹ

Nếu chị em chỉ bị viêm nhiễm nhẹ hoặc mới có dấu hiệu xuất hiện cầu khuẩn chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, diễn biến bệnh chậm thì bác sĩ sẽ hạn chế dùng kháng sinh. Các loại kháng sinh đều có ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ và dễ khiến các mẹ trong thời kỳ bú mẹ bị giảm đề kháng.

Viêm đường tiết niệu sau sinh nhẹ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ sử dụng phương pháp chữa trị không dùng kháng sinh

Nếu mẹ còn đang cho con bú và mới bị viêm nhiễm nhẹ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ sử dụng phương pháp chữa trị không dùng kháng sinh

Lúc này các chị em sẽ được chỉ định điều dưỡng cơ thể bằng các phương pháp tự nhiên như uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để thải ra vi khuẩn theo đường nước tiểu. Ngoài ra chị em sẽ được tư vấn sử dụng các loại rau củ quả giàu vitamin C để cơ thể kìm hãm sự phát triển của cầu khuẩn niệu đạo, tăng sức đề kháng tự nhiên.

Lưu ý rằng chị em không nên nhịn tiểu và cần tái khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường khác.

Đối với các trường hợp viêm nhiễm nặng

Nếu chị em phát hiện trong giai đoạn bệnh đã trở nặng và diễn biến phức tạp thì việc sử dụng thuốc là điều dĩ nhiên. Bác sĩ có thể kê các đơn thuốc thảo dược, hạ sốt, giảm đau hoặc kháng sinh tiêu viêm. 

Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh

Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh

Lúc này các chị em cần tránh tuyệt đối tâm lý cố gắng chịu đựng bệnh nhằm duy trì sữa cho con. Thực tế thì việc mẹ không điều trị viêm niệu đạo sớm chỉ khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, thậm chí là gây suy thận và tệ hơn là khiến nguồn sữa mẹ không còn đảm bảo chất lượng nữa. Các chị em nên xác định tinh thần chữa bệnh viêm niệu đạo cho mình cũng là giúp con được phát triển an toàn trong thời kỳ sơ sinh.

Trên đây là các tư vấn của MEDLATEC liên quan đến viêm đường tiết niệu sau sinh, hi vọng đây sẽ là các thông tin bổ ích cho các chị em. Hiện nay MEDLATEC có tư vấn và hỗ trợ các vấn đề sản khoa, phụ khoa của các chị em tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc hệ thống và qua hotline 1900 56 56 56. Hãy để MEDLATEC chăm sóc sức khỏe cho các chị em!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.