Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ Sản khoa phân tích các nguy cơ khi mổ lấy thai
- 30/03/2021 | Làm cách nào để giảm táo bón sau khi sinh mổ
- 04/06/2021 | Những rủi ro khi sinh mổ mà các sản phụ và em bé có thể gặp phải
- 19/02/2021 | Chuyên gia giải đáp: Sinh mổ có bị sa tử cung không?
1. Các nguy cơ khi mổ lấy thai - mẹ nắm được để cân nhắc
Thông thường, sau 9 tháng 10 ngày thai kỳ, thai nhi đã khỏe mạnh và phát triển cơ bản sẽ trải qua quá trình sinh thường đường dưới để ra đời. Song không phải trường hợp nào mẹ cũng sinh tự nhiên một cách dễ dàng và trẻ ra đời khỏe mạnh, nhiều mẹ sinh khó bác sĩ cần chỉ định mổ lấy thai.
Mổ lấy thai ngày càng được nhiều sản phụ lựa chọn
Song hiện nay, tỉ lệ mổ lấy thai theo yêu cầu, nghĩa là không có chỉ định y khoa ngày càng tăng. Nhiều mẹ không thực sự hiểu hết những nguy cơ khi mổ lấy thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như lần mang thai tiếp theo.
1.1. Nguy cơ khi mổ lấy thai với mẹ
Thay vì sinh thường, khi lựa chọn phương pháp mổ lấy thai, mẹ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng
Khi mổ, bác sĩ sẽ rạch trực tiếp một đường ở bụng dưới và từ đó đưa thai ra ngoài. Vết mổ này cần thời gian phục hồi lâu hơn, nếu không chăm sóc tốt hoặc điều kiện phẫu thuật không đảm bảo, mẹ có thể bị nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh,…
Nhiễm trùng này nếu nhẹ sẽ gây đau đớn, tăng thời gian hồi phục vết mổ và sẹo sau mổ. Nếu không can thiệp sớm, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể khiến mẹ phải cắt bỏ tử cung, mất khả năng sinh con sau này.
Băng huyết
Băng huyết là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, nếu không cầm máu tốt tính mạng của mẹ có thể bị đe dọa. Băng huyết có thể xảy ra trong hoặc sau khi mổ lấy thai nguyên nhân có thể do rách đoạn dưới tử cung gây chảy máu hoặc đờ tử cung.
Xuất huyết nội cũng có thể gặp trong hoặc sau sinh mổ lấy thai, là biến chứng tiềm ẩn cần theo dõi và phòng ngừa.
Tai biến sau phẫu thuật
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ khi sinh mổ phải đối diện với tai biến do chạm phải cơ quan lân cận như: ruột, bàng quang, niệu quản,… Tùy theo mức độ tổn thương mà có thể phải phẫu thuật khắc phục hoặc điều trị kéo dài.
Tử vong
Kể cả sinh mổ hay sinh thường, mẹ có thể tử vong do những biến chứng sản khoa như: xuất huyết không cầm được máu, thuyên tắc mạch ối, huyết khối,…
Biến chứng tại vết mổ
Vết mổ cần thời gian dài hơn để phục hồi so với sinh thường, hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ thoát vị thành bụng, bung vết mổ,…
Tai biến do gây mê, hồi sức
Biến chứng mẹ có thể gặp phải sau sinh mổ do gây mê hồi sức như: tụt huyết áp, đau nhức lưng kéo dài, choáng phản vệ, nhức đầu sau mổ do gây tê tủy sống,…
Sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng nhiều sau khi mổ lấy thai
Kể cả khi đã vượt qua giai đoạn phẫu thuật mổ lấy thai và sau đó, trong thời gian phục hồi và cả khi đã phục hồi hoàn toàn, sức khỏe mẹ vẫn có thể bị đe dọa do những biến chứng mổ như:
-
Dính ruột, tắc ruột.
-
Sẹo mổ thành bụng dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
-
Tắc ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh thứ phát.
-
Sẹo trên thân tử cung gây khó khăn, sinh non hoặc sảy thai trong lần mang thai sau.
Những mẹ đã sinh mổ lấy thai ở lần trước đó thì nguy cơ lần sinh sau sẽ tiếp tục phải sinh mổ hoặc cần biện pháp hỗ trợ nếu sinh thường qua ngã âm đạo.
1.2. Nguy cơ khi mổ lấy thai ở trẻ
Không chỉ mẹ mà thai nhi được sinh ra bằng phương pháp mổ thay vì sinh đường dưới tự nhiên cũng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng sức khỏe hơn như:
-
Chạm thương trong quá trình phẫu thuật, có thể chảy máu, nhiễm trùng,… tùy vào mức độ chạm.
-
Thai nhi bị ảnh hưởng do thuốc mê sử dụng trong quá trình sinh.
-
Thai nhi hít phải nước ối, nhất là nước ối có phân su ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi và hệ hô hấp.
-
Thai nhi sinh mổ có nguy cơ cao hơn bị suy hô hấp nặng đe dọa đến tính mạng nếu sinh mổ sớm, sinh non.
-
Tử vong chu sinh là tình trạng trẻ tử vong sau khi sinh trong vòng 28 ngày, nguy cơ này cao hơn ở trẻ sinh mổ.
Thai nhi sinh mổ thường có sức khỏe yếu hơn so với sinh thường
-
Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, thai chết khi sinh trong lần sinh tiếp theo do tử cung mẹ sau sinh mổ dễ bị sẹo khiến bánh nhau không bám tốt vào tử cung, giảm khả năng cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai.
Nhiều thống kê cho thấy, trẻ sinh mổ thường có sức đề kháng yếu hơn so với trẻ sinh thường, nhất là những trẻ sinh mổ khi chưa đủ tháng.
2. Có nên mổ lấy thai không - thắc mắc không của riêng ai
Giữa lợi ích và nguy cơ của việc sinh mổ, không ít thai phụ băn khoăn có nên mổ lấy thai không? Các chuyên gia cho biết, nên thực hiện với những trường hợp được chỉ định mổ lấy thai do nguyên nhân y khoa như: thai nhi lớn, ngôi thai bất thường, đường sinh bị cản trở, suy thai, mẹ bị tiền sản giật hoặc bệnh mãn tính toàn thân,…
Mổ lấy thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ, nhất là làm tăng nguy cơ biến chứng, sảy thai ở những lần mang thai sau. Vì thế mẹ sau sinh mổ lấy thai cần chờ ít nhất 2 - 3 năm và kiểm tra cẩn thận trước khi quyết định tiếp tục mang thai. Khoảng thời gian dài này là cần thiết để cơ thể mẹ phục hồi hoàn toàn, tránh biến chứng xảy ra cho cả thai và mẹ nếu mang thai quá sớm.
Các trường hợp thai nhi và sức khỏe của mẹ đều khỏe mạnh bình thường, nên thực hiện sinh mổ tự nhiên luôn tốt nhất cho cả mẹ và bé. Hiện nay với sự tiến bộ của y học và trình độ của các y bác sĩ sản khoa Việt Nam, quá trình sinh thường trở nên an toàn, nhẹ nhàng hơn. Hãy trao đổi những lo lắng của bạn để được hỗ trợ, chuẩn bị cho quá trình sinh tốt nhất.
Nên sinh thường nếu sức khỏe của mẹ và bé đều đáp ứng
Hy vọng những thông tin về các nguy cơ khi mổ lấy thai mà MEDLATEC chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về phương pháp sinh này. Từ đó có biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi cũng như có lựa chọn sinh phù hợp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!