Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm trùng tiểu: Nhiều hệ lụy
Phụ nữ mang thai: Dễ bị sẩy thai, sinh non
Với chị em phụ nữ, khi bị NTT, bệnh nhân sẽ có cảm giác tiểu đau thốn, cảm giác gắt, buốt. Đau vùng bụng dưới. Nước tiểu đục (có mủ) hoặc đỏ (có máu). Nếu nhiễm trùng nặng hơn sẽ có triệu chứng sốt (thường kèm lạnh run) và đau vùng hông lưng.
TS-BS Nguyễn Thị Thanh Hà - giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Nguyên nhân gây NTT ở phụ nữ có thể là do nhiễm vi trùng, nấm hoặc ký sinh trùng. Đôi khi còn gặp các vi trùng lây qua đường giao hợp, tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.
Những phụ nữ mang thai rất dễ bị NTT - do tử cung nằm sát với bàng quang, khi có thai, tử cung to sẽ chèn bàng quang, thay đổi góc của cổ bàng quang - nên dễ ứ đọng nước tiểu. Mặt khác, ảnh hưởng của nội tiết trong thai kỳ sẽ làm cho niêm mạc phù mọng, giữ nước nhiều hơn, mô bở, dễ chấn thương.
NTT khi mang thai rất nguy hiểm vì có thể gây sẩy thai hay sinh non, do vậy phải điều trị ngay khi xác định chẩn đoán.
Phòng bệnh như thế nào?
“Hậu môn là ổ chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh như vi trùng và nấm... do vậy, nếu vệ sinh không tốt vùng kín (sau đi tiểu và sau đi cầu) có thể gây viêm nhiễm và trong đó có viêm đường tiểu. Mặc quần lót quá chật hoặc quần quá bó cũng như vệ sinh vùng kín không tốt sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm hệ tiết niệu - sinh dục.” - TS-BS Thanh Hà cảnh báo.
Riêng với trẻ em gái sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh bộ phận sinh dục theo hướng từ trước ra sau để tránh hiện tượng đưa vi khuẩn vào niệu đạo gây viêm nhiễm ngược dòng. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu.
Nên uống đủ nước (hai-ba lít/ngày) và không nên nhịn tiểu, cần giữ vệ sinh tốt đảm bảo KHÔ SẠCH vùng kín, không nên mặc đồ quá bó chặt...
Nếu có triệu chứng bất thường phải đi khám để được điều trị sớm.
Nguồn: phunuonline.com.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!