Tin tức

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh: Những điều bố mẹ cần biết

Ngày 25/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá thường gặp. Thông thường hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho trẻ. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng hẹp bao quy đầu và cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là gì?

bao quy đầu là tình trạng mà phần da bao quy đầu (lớp da che phủ đầu dương vật) không thể kéo lùi xuống. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường là sinh lý tự nhiên mà không cần can thiệp y tế trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh biến chứng.

Nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường, trẻ cần được đi khám ngay

Nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường, trẻ cần được đi khám ngay

Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bị hẹp bao quy đầu là:

- Bao quy đầu bịt kín dương vật và không thể kéo xuống.

- Trẻ không thể đi tiểu bình thường: tia nước tiểu yếu, phồng bao quy đầu khi đi tiểu.

- Nếu viêm nhiễm, trẻ có thể bị đỏ, sưng, đau hoặc xuất hiện dịch mủ tại vùng da quy đầu và đầu dương vật.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do sinh lý hoặc do bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân do sinh lý

Dạng hẹp bao quy đầu này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lớp da bao quy đầu thường dính chặt vào quy đầu để bảo vệ phần đầu dương vật non nớt khỏi vi khuẩn và tác động từ bên ngoài. Khi trẻ lớn lên, lớp da này sẽ tự tách rời và tuột xuống mà không cần can thiệp y tế.

2. Nguyên nhân do bệnh lý

bao quy đầu bệnh lý thường xảy ra do:

- Viêm nhiễm: Các đợt viêm nhiễm, nhất là viêm nhiễm kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần có thể gây xơ hóa hoặc tạo sẹo ở bao quy đầu, làm bao quy đầu mất tính đàn hồi.

- Tổn thương hoặc can thiệp sai cách: Việc cố gắng kéo mạnh bao quy đầu trong khi vệ sinh có thể gây rách, tạo sẹo và dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý.

3. Biến chứng nếu không xử lý hẹp bao quy đầu kịp thời ở trẻ

Nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ không được theo dõi và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các tình trạng như:

- Viêm bao quy đầu: Vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ dưới lớp da bao quy đầu gây ra viêm nhiễm, khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu.

- Nghẹt bao quy đầu: Khi bao quy đầu bị tuột xuống nhưng không thể trở lại vị trí ban đầu, gây sưng đỏ, đau và thậm chí cản trở tuần hoàn máu.

- Nhiễm trùng đường tiểu: Cặn bẩn, vi khuẩn từ bao quy đầu có thể lây lan và gây nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiểu

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiểu

- Sẹo: Các đợt viêm nhiễm hoặc tổn thương không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến hình thành sẹo xơ, làm bao quy đầu mất tính đàn hồi.

- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Nếu kéo dài đến tuổi trưởng thành, hẹp bao quy đầu có thể làm dương vật của bé chậm phát triển, hoặc nguy cơ vô sinh do vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn.

4. Phương pháp xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ

Phần lớn các trường hợp hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ không yêu cầu can thiệp y khoa. Tuy nhiên nếu vùng da quy đầu bị nhiễm trùng, viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn phương pháp xử lý hẹp bao quy đầu phù hợp. Tùy vào tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ, các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp xử lý như sau:

4.1. Theo dõi tự nhiên

- Đối với trẻ dưới 3 tuổi thường không cần điều trị nếu không có dấu hiệu viêm nhiễm hay biến chứng, bởi đây là hiện tượng tự nhiên. Lớp da bao quy đầu sẽ tự tách rời và tuột xuống theo thời gian khi trẻ lớn.

- Trong giai đoạn này, bố mẹ chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng để tránh viêm nhiễm.

4.2. Sử dụng thuốc bôi

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ chứa steroid để làm mềm da và hỗ trợ quá trình tuột bao quy đầu. 

4.3. Nong bao quy đầu 

Nong bao quy đầu là thủ thuật đơn giản nhưng cần thực hiện bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn. Thủ thuật này giúp bao quy đầu giãn ra và tụt xuống dễ dàng hơn.

4.4. Cắt bao quy đầu

Trong các trường hợp nặng như hẹp bao quy đầu bệnh lý hoặc viêm nhiễm kéo dài, phẫu thuật bao quy đầu có thể được cân nhắc, áp dụng đối với trẻ lớn.

Phẫu thuật bao quy đầu có thể được cân nhắc khi hẹp bao quy đầu do bệnh lý đối với trẻ lớn

Phẫu thuật bao quy đầu có thể được cân nhắc khi hẹp bao quy đầu do bệnh lý đối với trẻ lớn

5. Cách chăm sóc và vệ sinh trẻ bị hẹp bao quy đầu 

Để đảm bảo sức khỏe và tránh biến chứng do hẹp bao quy đầu ở trẻ, việc chăm sóc và vệ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để bố mẹ có thể áp dụng trong quá trình chăm sóc trẻ:

5.1. Vệ sinh đúng cách, tránh bị hăm tã ở trẻ

Vệ sinh đúng cách tráng bị hăm tã ở trẻ là bước quan trọng giúp phòng ngừa viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ bị hẹp bao quy đầu. Bố mẹ cần lưu ý:

- Dùng nước ấm và sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để vệ sinh vùng bao quy đầu cho trẻ hàng ngày.

- Không kéo mạnh da quy đầu vì điều này có thể làm rách da và hình thành sẹo.

5.2. Theo dõi thường xuyên

Quan sát các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, viêm nhiễm hoặc khó khăn khi đi tiểu ở trẻ. Nếu trẻ gặp phải, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám.

5.3. Không dùng các phương pháp dân gian

Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian hoặc thuốc không rõ nguồn gốc để xử lý hẹp bao quy đầu vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

Như vậy, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh phần lớn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rõ cách chăm sóc và nhận biết các dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ lo lắng nào, bố mẹ hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ