Các tin tức tại MEDlatec
Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch: Khi nào cần thực hiện?
1. Một số thông tin quan trọng về sứt môi hở hàm ếch
Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Thường sẽ có 3 dạng liên quan đến dị tật này bao gồm: diễn ra riêng lẻ như: sứt môi, hở hàm ếch, hoặc diễn ra cùng lúc cả sứt môi và hở hàm ếch.
-
Sứt môi: Tình trạng phần môi bên trên hình thành không đồng nhất với nhau khiến cho phần môi trên xuất hiện khe hở ở đường giữa của môi.
-
Hở hàm ếch: Là tình trạng vòm miệng gặp khiếm khuyết trong quá trình phát triển từ đó xuất hiện khe hở phần giữa vòm miệng và khoang mũi.
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh ở trẻ em
Làm sao để phát hiện bé có bị sứt môi hở hàm ếch không? Dị tật bẩm sinh này có thể sàng lọc thông qua siêu âm thai. Bắt đầu từ tuần 21 đến tuần 24 của thai kỳ, khi siêu âm sẽ phát hiện các dấu hiệu liên quan đến hình thái của thai nhi.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị tật sứt môi hở hàm ếch
Nguyên nhân gây nên sứt môi hở hàm ếch là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và tác động của yếu tố môi trường trong quá trình mang thai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sứt môi hở hàm ếch
-
Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy, dị tật thai nhi này có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Nếu những người cận huyết thống như ba mẹ có tiền sử dị tật sứt môi hở hàm ếch thì bé của bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải.
-
Yếu tố môi trường tác động làm tăng nguy cơ: Trong thời điểm thai nhi hình thành bộ phận môi và hàm, nếu các yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực đến thai phụ sẽ là nguyên nhân gây ra dị tật sứt môi hở hàm ếch. Dùng thuốc trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không đầy đủ, môi trường sống tiếp xúc với ô nhiễm hóa chất độc hại,… là những nguyên nhân có thể kể đến.
3. Dị tật sứt môi hở hàm ếch có nguy hiểm không? Thời điểm điều trị tốt nhất là khi nào?
Sứt môi hở hàm ếch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Những khe hở vòm miệng làm biến dạng môi, mũi, lệch khớp cắn khiến hoạt động ăn uống và nói chuyện của trẻ bị cản trở. Dị tật sứt môi hở hàm ếch còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, nhiễm trùng tai, suy dinh dưỡng. Từ đó kéo theo sự phát triển toàn diện của bé cũng không được đảm bảo.
Dị tật thai nhi này có tác động tiêu cực đến trẻ tuy nhiên có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy tìm hiểu về khoảng thời gian thực hiện phẫu thuật và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để điều trị tốt nhất cho con.
Sứt môi hở hàm ếch có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Thời gian thích hợp để sửa môi nên tiến hành khi bé được 3 đến 6 tháng tuổi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo nên hình dạng, chức năng môi bình thường cho bé bằng cách phẫu thuật rạch khe hở, tạo ra các vạt mô. Sau đó, vạt được khâu lại gồm cả cơ môi. Đường phẫu thuật sẽ được thực hiện khéo léo vừa đảm bảo chức năng tốt vừa mang đến hiện quả thẩm mỹ cao với sẹo nhỏ phía dưới mũi.
Thời gian thích hợp để phẫu thuật vòm miệng là khi bé được 10 đến 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, khi lớn hơn sẽ thực hiện những phẫu thuật cần thiết khi ghép xương ổ răng, phẫu thuật thẩm mỹ mũi,… Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp đánh giá chức năng sinh hoạt như ăn uống, khả năng nói, thính lực,… của trẻ.
4. Chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho bé khi bị sứt môi hở hàm ếch
Trong trường hợp bé chẳng may mắc phải dị tật bẩm sinh này, bạn không cần quá lo lắng mà hãy chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của trẻ một cách khéo léo. Đối với bản thân các bậc phụ huynh không nên buồn bã mà hãy mạnh mẽ, tập trung hết mình để chăm sóc và hỗ trợ trẻ. Một số lưu ý khi nuôi dạy con bạn có thể tham khảo như:
-
Quên đi những khiếm khuyết của con và đối xử với trẻ giống như những người bình thường khác. Để trẻ cảm nhận được sự hòa đồng của môi trường xung quanh. Để con không có cảm giác tự tin, ba mẹ gợi ý những điểm mạnh của mỗi người mà không liên quan đến vẻ bề ngoài.
-
Giúp con lấy lại sự tự tin: Để trẻ tự lập, tự đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống. Khuyến khích con mỉm cười, ngẩng cao đầu, giữ vai và lưng thẳng.
-
Quan tâm đến đời sống tinh thần, cảm xúc: Làm một người bạn tâm giao của con là phương pháp hữu hiệu giúp con vượt qua tự ti, mặc cảm. Trò chuyện với con thường xuyên nếu chẳng may gặp phải trêu trọc, đụng chạm trong đời sống thì bạn sẽ có can thiệp kịp thời. Ngoài ra, thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của con.
-
Thực hiện phẫu thuật khắc phục tình trạng sứt môi hở hàm ếch theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ khôi phục chức năng bình thường đồng thời tự tin hơn với vẻ ngoài của mình.
Lưu ý cách chăm sóc trẻ sứt môi hở hàm ếch một cách tốt nhất
Sứt môi hở hàm ếch là một tình trạng không thể ngăn chặn với nhiều trường hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp giúp làm giảm thiểu các nguy cơ ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Nếu trẻ chẳng gặp phải dị tật bẩm sinh này cũng đừng lo lắng bởi đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm mà hãy cho bé đi khám và điều trị để giúp con phát triển toàn diện nhất, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!