Tin tức

Hỏi đáp: Trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật?

Ngày 05/05/2022
Trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật là câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm hiện nay về loại dị tật bẩm sinh này. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sứt môi, hở hàm ếch gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng ăn, nói, giao tiếp cũng như hòa nhập xã hội của trẻ.

Bài viết dưới đây các chuyên gia đến từ MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan về tình trạng hở hàm ếch ở trẻ cũng như đưa ra lời khuyên cho cho phụ huynh khi có con không may gặp phải.

1. Tìm hiểu về sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ

Sứt môi hay hở hàm ếch ở trẻ là một loại dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thời kỳ bào thai phát triển do nhiều lý do khác nhau. Tại Việt Nam, theo ước tính cứ 700 trẻ được sinh ra thì sẽ có 1 trường hợp bị khe hở môi hoặc hở hàm ếch. 

Sứt môi 

Sứt môi hay khe hở môi là dị tật xảy ra khi mô mềm của hàm trên không gắn kết được với mũi. Những trường hợp sứt môi có thể gặp ở trẻ bao gồm: 

  • Khe hở môi một phần là tình trạng môi trên có một vết lõm nhưng chưa kéo dài đến mũi. 

  • Sứt môi toàn phần xảy ra với một đường hở dài kéo dài từ bờ môi trên đến nền mũi. 

  • Sứt môi một bên là tình trạng khe hở xảy ra ở một bên mũi phải hoặc trái. 

  • Sứt môi hai bên là tình trạng khe hở xảy ra ở cả hai bên mũi. 

  • Sứt môi đơn là biểu hiện chỉ có khe hở xuất hiện ở môi trên mà không có ở vòm.

Phần mô mềm ở môi trên không gắn kết với mũi dẫn đến dị tật khe hở môi

Phần mô mềm ở môi trên không gắn kết với mũi dẫn đến dị tật khe hở môi

Hở hàm ếch 

Hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh hay khe hở vòm là khiếm khuyết xảy ra do khẩu cái không phát triển bình thường vào giai đoạn thai nhi gây ra dị tật. Hở hàm ếch có thể được chia thành các dạng như sau: 

  • Khe hở xương ổ: Khe hở đi từ đường nướu của hàm trên vào vòm miệng hoặc không. 

  • Khe hở màng: Khe hở xuất hiện ở vùng khẩu cái mềm ở phía sau vòm miệng. 

  • Hở hàm ếch một phần: Một lỗ nhỏ xuất hiện ở khẩu cái mềm hoặc cứng. Nặng hơn là đừng hở từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng nhưng chưa chạm lỗ răng cửa. 

  • Hở hàm ếch toàn bộ: Khe hở đi từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng và vượt qua lỗ răng cửa. 

  • Hở hàm ếch đơn là khe hở xảy ra ở vòm nhưng không có ở môi. 

  • Hở hàm ếch có thể đi kèm với cả tình trạng sứt môi. 

Hở hàm ếch là một loại dị tật bẩm sinh do khẩu cái phát triển bất thường

Hở hàm ếch là một loại dị tật bẩm sinh do khẩu cái phát triển bất thường

2. Trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật? 

phẫu thuật là phương pháp điều trị chính hiện nay nhằm khắc phục dị tật hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh cho đến cuối giai đoạn thiếu niên. Sau khi trẻ được sinh ra, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ khiếm khuyết mà đưa ra hướng điều trị kết hợp với chế độ chăm sóc trẻ có khe hở môi đặc biệt của cha mẹ. Câu trả lời cho nghi vấn trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật cụ thể là: 

  • Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi, cân nặng đạt 6,5kg trở lên thì tiến hành phẫu thuật sửa môi. 

  • Trẻ từ 12 tháng trở lên hoặc sớm hơn thì tiến hành phẫu thuật hở hàm ếch kết hợp thăm khám đánh giá khả năng nghe. 

  • Từ 4 - 6 tuổi phẫu thuật đóng dò vòm và sửa sẹo ở môi, mũi. 

  • Các phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ sẽ được thực hiện ở giai đoạn dậy thì đến thiếu niên kết hợp hỗ trợ tâm lý để trẻ tự tin và hòa nhập với cộng đồng. 

Ngoài phẫu thuật ngoại khoa để chỉnh sửa dị tật, bác sĩ còn kết hợp các liệu pháp khác nhằm đánh giá các chức năng sinh hoạt bình thường của trẻ bao gồm ăn uống, phát âm, thính lực và sự phát triển (nếu cần thiết). 

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên sẽ được tiến hành phẫu thuật sửa môi

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên sẽ được tiến hành phẫu thuật sửa môi

3. Chế độ chăm sóc trẻ có khe hở môi như thế nào? 

Ngoài những thắc mắc liên quan trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật thì chế độ chăm sóc làm sao để tốt cho con cũng được nhiều cha mẹ quan tâm. Quá trình chăm sóc trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc điều trị được toàn diện và hiệu quả hơn. Theo đó, cha mẹ cần chú ý:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể có bất cứ thứ gì sánh bằng để giúp trẻ có đủ sức khỏe và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến tư thế cho bé bú, nên để trẻ ngồi hoặc đứng thẳng nhằm tránh trường hợp sửa chảy lên mũi. 

  • Tập cho trẻ ăn ở tư thế ngồi hoặc tựa dọc theo chiếc gối trên thành giường, đầu hơi hướng về trước. Nếu trẻ không thể ăn được thì mẹ có thể sử dụng bình bú đặc biệt để giúp thức ăn và sữa không chui lên mũi. 

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn cho trẻ sau mỗi lần bú hoặc cho ăn, nhất là ở vị trí bị khiếm khuyết. 

  • Tập nói và phát âm đều đặn kết hợp các liệu pháp mà bác sĩ tư vấn nhằm cải thiện khả năng nói cho trẻ. 

  • Cho trẻ đi khám định kỳ và thực hiện nghiêm chỉnh theo liệu trình mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra sẽ giúp trẻ sớm khắc phục được dị tật hở hàm ếch. 

Dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng hở hàm ếch có thể gây ra những ảnh hưởng như nhiễm trùng tai, mất khả năng thính lực, khó khăn trong ăn uống, phát âm hoặc các vấn đề liên quan đến răng. Đặc biệt, những trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ trở nên tự ti hơn khi giao tiếp với người khác gây ra nhiều vấn đề về tâm lý. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần phải sớm cho trẻ đi khám và điều trị để giúp con em mình phát triển bình thường một cách toàn diện nhất. 

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để được tư vấn và khắc phục dị tật hở hàm ếch

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để được tư vấn và khắc phục dị tật hở hàm ếch

Nếu vẫn băn khoăn và muốn tìm hiểu trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật, quý phụ huynh có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 565656 để các chuyên gia hỗ trợ.
 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ