Các tin tức tại MEDlatec
Trải nghiệm cận tử có liên quan tới giấc ngủ không?
- 22/07/2021 | Tất tần tật thông tin cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
- 04/01/2021 | Rối loạn giấc ngủ - Cẩm nang những thông tin cần biết
- 22/09/2022 | Chuyên gia phân tích nguyên nhân rối loạn giấc ngủ và cách điều trị thích hợp
- 22/06/2021 | Rối loạn giấc ngủ: phân loại và biện pháp điều trị
1. Trải nghiệm cận tử có liên quan đến giấc ngủ như thế nào?
Trải nghiệm cận tử có thể là một cảm giác dữ dội khiến người trải nghiệm sợ hãi nhưng cũng có thể là một cảm giác yên bình giống như đang lơ lửng trong không trung.
Trải nghiệm cận tử là cảm giác giác quan của mình bị tách khỏi cơ thể
Các nhà thần kinh học cho rằng, một số cơ sở thần kinh có thể giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử. Cụ thể, những cảm giác cận tử của người trải nghiệm có thể là một dạng rối loạn giấc ngủ.
Tiến sĩ Daniel Kondziella, nhà thần kinh học tại Đại học Copenhagen và cũng là tác giả của nghiên cứu về trải nghiệm cận tử được công bố tại Đại hội Học viện Thần kinh Châu Âu cho rằng, những cảm giác cận tử có thể xảy ra ngay trong khĩ não của con người vẫn còn nguyên cấu trúc và chức năng hoạt động.
Cũng theo Tiến sĩ Daniel Kondziella, những dấu hiệu điển hình như ánh sáng trắng hay cảm giác yên bình có thể là do những hoạt động thần kinh đang diễn ra trong não. Những cảm giác này khá giống với chứng tê liệt xảy ra khi chúng ta đang ngủ.
Tiến sĩ Kondziella cho rằng, những cảm giác giác này cũng có thể được kích thích khi cái chết thực thụ sắp xảy ra với một ai đó. Khi đó, bộ não con người sẽ phải hoạt động hết sức để lưu trữ, lấy lại ký ức, hồi sức và lựa chọn sự sống.
Được biết, nghiên cứu của Tiến sĩ Kondziella được thực hiện trên 1.034 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu này sẽ thực hiện trả lời câu hỏi duy nhất là “Bạn đã từng trải nghiệm cận tử hay chưa”.
Những câu trả lời rất đa dạng và mang ý nghĩa rất rộng vì nó là những cảm xúc của mỗi người, đôi khi còn liên quan đến yếu tố tâm linh. Tuy nhiên, các tình nguyện viên đều được ẩn danh nên rất khó để xác minh tính chính xác của từng câu trả lời.
Trải nghiệm cận tử có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ
Tuy nhiên, theo khảo sát, có đến 106/1.034 tình nguyện viên tham gia cho biết, những trải nghiệm cận tử là “có thật”. Những người cho biết về trải nghiệm đặc biệt này cũng có tiền sử về tình trạng rối loạn giấc ngủ trong một thời gian dài và những giấc mơ “sống động”. Đây là một rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ có liên quan đến những hành vi bất thường (REM). Khi mắc rối loạn này, người bệnh sẽ thường xuyên nghiến răng, la hét và có những hành vi bạo lực trong khi ngủ.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Kevin Nelson đến từ Đại học Kentucky cũng đưa ra một số nhận định như sau: Não bộ của con người có 3 trạng thái ý thức là thức, ngủ không có REM hoặc ngủ có REM.
Đối với những giấc ngủ có REM: Khi đang mơ, họ có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh rất rõ ràng, khung cảnh giống hệt như ngoài đời thực. Nhưng lúc này, cơ thể hoàn toàn bị tê liệt. Nghĩa là họ có thể đã thức dậy và có cảm giác rất thật nhưng lại không thể di chuyển, toàn thân dường như bị tê liệt. Họ có thể sợ hãi về những ảo giác mà mình cảm nhận được.
Hiện tại, rất nhiều nhà khoa học vẫn đang tiếp tục các dự án nghiên cứu về vấn đề này và rất có thể những bằng chứng khoa học, những lời giải thích thuyết phục hơn sẽ được công bố tới cộng đồng trong tương lai gần. Phần lớn các nhà khoa học đều đồng tình với giả thuyết về mối liên quan giữa trải nghiệm cận tử với pha REM của giấc ngủ.
2. Người trải nghiệm cận tử kể lại những gì?
Mỗi người đã từng có trải nghiệm cận tử lại mang đến những câu chuyện khác nhau.
+ Một phụ nữ 32 tuổi còn nhớ cảm giác hấp hối khi bị đuối nước vào năm 8 tuổi.
+ Một phụ nữ 28 tuổi kể lại với Natural News rằng, cô đã nhìn thấy những linh hồn và ác quỷ khi bị hành hung đến suýt chết. Lúc đầu, họ đứng bên hiên nhà, sau đó lại ngồi lên ngực cô.
+ Một người đàn ông suýt chết đuối kể lại rằng, tôi có cảm giác như linh hồn của mình bị hút đi. Tôi nhìn thấy những người thân đã chết của mình và sau đó, linh hồn của anh lại nhập trở lại vào cơ thể.
Nhìn thấy ánh sáng chói lòa phía cuối đường hầm là một trải nghiệm cận tử của nhiều người
Theo các nhà khoa học, trải nghiệm cận tử thường có 3 đặc điểm chung là yếu tố không gian và thời gian, trải nghiệm bên ngoài cơ thể vật lý và các khải tượng liên quan đến người thân đã mất. Có thể tiếp tục chia nhỏ những đặc điểm này thành các hiện tượng phổ biến như sau:
- Trải nghiệm bên ngoài cơ thể: Đó là khi một người nhìn thấy cơ thể mình ở đằng sau, bên cạnh,...
- Có cảm giác các giác quan của mình bị tách khỏi cơ thể. Phần hồn của họ dường như di chuyển ra khỏi cơ thể vật lý.
- Nhận thấy cái chết của chính mình, cảm thấy an lạc, hạnh phúc.
- Hồi tưởng lại những ký ức của mình từ khi còn nhỏ cho đến khi chết đi.
- Đi vào một đường hầm hoặc hành lang tối.
- Nhìn thấy ánh sáng chói lòa phía cuối đường hầm.
- Gặp lại những người thân đã mất đang chào đón mình hoặc những nhân vật tôn giáo có thể là chúa hoặc thiên thần.
- Được một người gọi rất to hoặc kéo lại.
Người trải nghiệm cận tử có cảm giác như được gặp thiên thần
Nỗi sợ cái chết luôn là một trong những nỗi sợ chung và lớn nhất. Tuy nhiên, một số người từng trải nghiệm cảm giác cận tử lại có thể hiểu và chấp nhận những thông điệp mà những trải nghiệm đó mang lại. Có lẽ vì thế, họ ít sợ cái chết hơn.
Trải nghiệm cận tử vẫn là một chủ đề rất rộng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nó là sự tồn tại của linh hồn hay một thế giới nào khác hoặc chỉ được vẽ ra bởi sự tưởng tượng sinh động của các hoạt động não bộ. Vào một ngày nào đó, khoa học sẽ giải thích cặn kẽ và chi tiết hơn về vấn đề này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!