Các tin tức tại MEDlatec

U mỡ có nguy hiểm không, làm sao để phòng ngừa?

Ngày 01/05/2024
U mỡ hình thành dưới da một cách bất thường khiến không ít người lo lắng vì sợ biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Vậy u mỡ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh?

1. U mỡ có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người thắc mắc u mỡ ác tính hay lành tính? Trước khi trả lời câu hỏi nay, bạn cần biết u mỡ là gì.

U mỡ là gì?

U mỡ là tình trạng chất béo tích tụ ở dưới da tạo thành khối u có hình tròn với kích thước khác nhau, có thể to bằng quả quýt hoặc nhỏ như hạt đậu. Một người có thể nổi nhiều cục u mỡ ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, những khu vực thường xuyên bị u mỡ là lưng, vai, cánh tay,… đôi khi còn hình thành trong nội tạng như gan, ruột,… Bất kỳ ai cũng có thể bị nổi u mỡ, tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi trung niên có nguy cơ cao mắc bệnh còn trẻ em thì thuộc dạng hiếm gặp.

U mỡ có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể với kích thước khác nhau

U mỡ có nguy hiểm?

Với thắc mắc u mỡ có nguy hiểm không thì theo các chuyên gia, đa số những trường hợp nổi u mỡ đều lành tính và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Trường hợp u mỡ ác tính rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể chủ quan khi bị u mỡ. Những trường hợp u mỡ đáng lo ngại có thể kể đến là:

●       Khối u tăng nhanh về kích thước trong thời gian ngắn.

●       Khối u gây cảm giác đau đột ngột. 

●       U mỡ nổi ở bụng dẫn đến trướng bụng, kích thước lớn gây chèn ép nội tạng dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. 

●       Khối u mỡ hình thành và phát triển tại những vị trí như đầu cổ, vai gáy,… đè lên dây thần kinh.

●       U mỡ nổi ở miệng. vùng hầu, họng,… gây cản trở hoạt động ăn uống.

U mỡ nổi ở vùng vai gáy có thể gây chèn ép thần kinh dẫn đến đau nhức

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị u mỡ

U mỡ có nhiều loại khác nhau như Fibrolipoma, Hibernoma, u mỡ thông thường, u mỡ tế bào trục chính, u mỡ đa hình,… Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân gây ra u mỡ vẫn là bài toán chưa có lời giải chính xác đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng hình thành khối u mỡ có thể kể đến là:

●       Di truyền: Nếu gia đình có người thân đang bị hoặc tiền sử mắc căn bệnh này thì bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao bị u mỡ.

●       Bệnh nhân bị hội chứng Gardner hoặc Cowden.

●       Người trong độ tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ từ 40 - 60 tuổi.

Triệu chứng

U mỡ thường là những khối u mềm nằm dưới da và không gây đau. Nhiều người bị u mỡ với kích thước nhỏ và hoàn toàn không có bất kỳ biểu hiện nào hay thậm chí không biết bản thân bị bệnh. Với những khối u nổi cộm lên trên bề mặt da, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và sờ nén được. Những u thể hơi có thể hơi nhão hoặc kết chặt, chắc chắn hay cứng. Các khối u còn có khả năng dịch chuyển qua lại mà không gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Đa số các trường hợp u mỡ không gây ảnh hưởng sức khỏe

Tùy theo vị trí hình thành mà biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân không có cảm giác đau. Chỉ khi khối u có sự gia tăng kích thước và chèn ép lên cơ quan lận cận và dây thần kinh hoặc khối u có chứa nhiều mạch máu sẽ gây ra tình trạng đau nhức. Khi đó, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt, hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, khi khối u phát triển ở trong ổ bụng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,… U mỡ nổi ở hầu họng sẽ gây nghẹn, khó nuốt, người bệnh có thể bị khó thở nếu khối u quá lớn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo khối u mỡ nên xử lý sớm để đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

3. Cần làm gì để phòng ngừa u mỡ?

Với câu trả lời cho thắc mắc u mỡ có nguy hiểm không thì bạn có thể yên tâm nếu có khối u mỡ nổi dưới da. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp u mỡ gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống đồng thời mất tĩnh thẩm mỹ. Vì vậy để hạn chế nguy cơ hình thành u mỡ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

●       Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả mỗi ngày.

●       Tăng cường vận động thể chất để nâng cao sức khỏe đồng thời đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.

●       Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách để bạn bảo vệ chính mình, sớm phát hiện các vấn đề bất thường để từ đó lên phương án xử lý hiệu quả cũng như điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp.

Trường hợp phát hiện cơ thể nổi u mỡ, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm, nếu cần thiết có thể loại bỏ khối u mỡ nhằm tránh biến chứng về sau. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp phổ biến để loại bỏ khối u mỡ đồng thời ngăn ngừa tái phát. Hút mỡ cũng là biện pháp được áp dụng để điều trị u mỡ. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp loại bỏ u mỡ thích hợp. 

Nếu bạn chưa biết nên kiểm tra u mỡ ở địa chỉ nào thì hãy đến ngay Chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và tư vấn điều trị cho bạn.

Thăm khám bác sĩ nếu thấy cơ thể có những bất thường về sức khỏe

Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ) sẽ giúp bạn yên tâm về độ chính xác của kết quả kiểm tra. Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.