Tin tức

Nghiên cứu tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Ngày 04/01/2013
Phí Thùy Linh và Nguyễn Nghiêm Luật Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

         TÓM TẮT

MỤC TIÊU: Nghiên cứu tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường và các yếu tố liên quan đến biến chứng mắt do đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. PHƯƠNG PHÁP: đề tài được thực hiện trên 50 bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2 theo phương pháp mô tả tiến cứu. KẾT QUẢ: 50 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn quốc tế OMS 1985, khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tỷ lệ tổn thương mắt trong bệnh đái tháo đường: bệnh đái tháo ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực (63,15%). Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng hay gặp, là nguyên nhân gây mù hang đầu ở đái tháo đường. Đục thể thủy tinh là biến chứng hay gặp ở bệnh đái tháo đường (47,37%), tiếp theo là tăng nhãn áp (10,52%), còn các tổn thương khác ngoài võng mạc ít gặp hơn. Tỷ lệ của các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường: giai đoạn chưa tăng sinh gặp nhiều nhất (52.94%), tiếp theo là giai đoạn tiền tăng sinh (29,4%) và giai đoạn bệnh võng mạc do đái tháo đường (17,65%). KẾT LUẬN: (1) Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực. Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng hay gặp, là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở đái tháo đường. Đục thể thủy tinh là biến chứng hay gặp ở bệnh đái tháo đường, tiếp theo là tăng nhãn áp, còn các tổn thương khác ngoài võng mạc ít gặp hơn. (2) Tỷ lệ của các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường: giai đoạn chưa tăng sinh gặp nhiều nhất, tiếp theo là giai đoạn tiền tăng sinh và giai đoạn bệnh võng mạc do đái tháo đường.

STUDY ON EYE INJURY IN PATIENTS WITH DIABETES AT HOSPITAL MEDLATEC
                                                             Linh PT and Luat NN
                                                             MEDLATEC General Hospital

                               ABSTRACT

OBJECTIVE: to study eye damage in patients with diabetes and other factors related eye complications of diabetes at MEDLATEC General Hospital. METHODS: subjects performed on 50 patients with diabetes type I and II according to the method described in the study. RESULTS: 50 patients were diagnosed with diabetes according to the international standard OMS 1985, who were examined at MEDLATEC General Hospital. The rate of eye injury in diabetes: diabetes mainly affect vision (63.15%). Diabetic retinopathy is a common complication, is the leading cause of blindness in diabetes. Cataract is a common complication of diabetes (47.37%), followed by glaucoma (10.52%), while other retinal lesions are less common. The rate of the stages of diabetic retinopathy: non-proliferative stage having the most (52.94%), followed by the pre-proliferative phase (29.4%) and stage of diabetic retinopathy (17.65%). CONCLUSION: (1) Diabetes mellitus mainly affect vision. Diabetic retinopathy is a common complication, is the leading cause of blindness in diabetes. Cataract is a common complication in diabetes, followed by glaucoma, and other retinal lesions are less common. (2) The ratio of the stages of diabetic retinopathy: non-proliferative stage having the most, followed by the pre-proliferative phase and stage of diabetic retinopathy.


ĐẶT VẤN ĐỀ

            Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý phổ biến, có tính chất xã hội, nhất là ở các nước phát triểnvà đang ngày càng tăng ở các nước đang phát triển [5]. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về mối lo ngại này [6, 7]. Theo thống kê của WHO, năm 1985 trên thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 175,4 triệu và 2010 là 239,3 triệu người. Tại Châu Âu, tỷ lệ người dân mắc ĐTĐ là 2-5%, Đông Nam Á là 1,64-4,27% . Tỷ lệ này còn cao hơn nữa. Tại Việt Nam, một số công trình dịch tễ học qua các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ tại 3 thành phố là: Hà Nội 1,62% (1990-1991), Hồ Chí Minh 2,68% (1992-1993), Huế 0,98% (1993-1994). Bệnh ĐTĐ không những có tính chất phổ biến, mà còn là một bệnh chuyển hóa gây nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm [2, 3, 4]. Các biến chứng mãn tính như bệnh mạch máu lớn và biến chứng vi mạch. Bệnh vi mạch ngày càng hay hặp như vi mạch thận, vi mạch võng mạc. Biến chứng mắt trong ĐTĐ, đặc biệt là tổn thương võng mạc được các nhà ĐTĐ học và nhãn khoa rất quan tâm [1, 2, 4]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về các biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường đã được công bố [3]. Trên 147 bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai từ 1984-1988 tỷ lệ biến chứng mắt là 33,4% trong đó tổn thương võng mạc là 10,92%. Gần đây, tác giả Hoàng Thu Hà đã đi sâu nghiên cứu BVM ở bệnh nhân ĐTĐ cho thấy gặp hầu hết các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường (BVM ĐTĐ) nhưng giai đoạn BVM ĐTĐ tăng sinh chiếm đến 69,88%. Từ nghiên cứu này, tác giả đã rút ra kinh nghiệm điều trị, phát hiện sớm bệnh lý võng mạc nhằm giảm tỷ lệ mù lòa ở bệnh nhân ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi đưa ra hai mục tiêu của nghiên cứu như sau:

1.                  Nghiên cứu tổn thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

2.                  Nghiên cứu các yếu tố liên quan các biến chứng trên.

1. PHƯƠNG PHÁP

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Đối tượng nghiên cứu gồm: 50 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn quốc tế OMS 1985, khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, thời gian từ ngày 1/6/2012 đến ngày 30/9/2012.

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: Đường máu tĩnh mạch lúc đói 2 lần liên tiếp Go (ĐH đói) >7,8 mmol/L hoặc ĐH sau ăn 2h > 11,1 mmol/L.

1.1.3. Đối tượng nghiên cứu thuộc cả 2 type: type 1 và type 2.

1.1.4. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu:

- Những bệnh nhân có bệnh tăng HA từ trước

- Các bệnh có ảnh hưởng tới mắt như: cận thị, tắc động tĩnh mạch VM, viêm nhiễm VM, các bệnh về máu.

- U não

- U võng mạc

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả

1.2.2. Các bước tiến hành:

      - Bước 1: Bệnh nhân được tiến hành lấy số liệu theo mẫu bệnh án ở phiếu nghiên cứu.

      - Bước 2: Thống kê và xử lý số liệu theo phương pháp SPSS 17.0.

2. KẾT QUẢ

2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

2.1.1. Đặc điểm về giới:

              Hình 1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường theo giới

 

Như được chỉ ra ở hình 1, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ (64%) nhiều hơn ở nam (36%).

 

2.1.2. Đặc điểm về tuổi


Hình 2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường theo tuổi.

Kết quả ở hình 2 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường ở tuổi >40 chiếm đa số (84%).

 

2.2 Các yếu tố liên quan:

2.2.1 Liên quan giữa tổn thương mắt và thời gian mắc bệnh

        Bảng 1. Liên quan giữa tổn thương mắt và thời gian mắc bệnh

Thời gian bị bệnh (năm)

Giảm thị lực

Tăng nhãn áp

Đục thể thủy tinh

Viêm kết giác mạc

Viêm màng bồ đào

Tổn thương VM

Tổng số bệnh nhân

<5

12

(63,15%)

2

(10,52%)

9

(47,37%)

1

(5,26%)

1

(5,26%)

7

(36,84%)

19

5-10

20

(90,9%)

3

(13,63%)

18

81,82%

2

9,09%

 

14

63,64%

22

>10

8

(88,89%)

 

9

(100%)

 

 

9

(100%)

9

P

<0.05

 

<0.05

 

 

<0.05

 


Như được chỉ ra ở bảng 1, tuổi bệnh càng cao thì tỷ lệ tổn thương võng mạc càng tăng, tỷ lệ đục thể thủy tinh tăng theo tuổi bệnh, thời gian mắc bệnh càng dài thị lực càng giảm.

2.2.2 Liên quan giữa tổn thương mắt và nồng độ đường huyết

          Bảng 2. Liên quan giữa tổn thương mắt và nồng độ đường huyết

Đường huyết

mmol/L

Giảm thị lưc

Tăng nhãn áp

Đục thể thủy tinh

Viêm kết giác mạc

Viêm màng bồ đào

Tổn thương VM

Tổng số bệnh nhân

<5

1

1

1

 

 

 

9

5-10

25

2

19

1

1

20

28

>10

13

1

7

2

 

11

13

P

<0,05

 

<0,05

 

 

<0,05

 


Kết quả ở bảng 2 cho thấy: nồng độ đường huyết càng tăng, bệnh nhân giảm thị lực càng nhiều; nồng độ đường huyết càng tăng, tổn thương võng mạc càng nhiều.

 

2.2.3. Sự phân chia mức độ thị lực theo type bệnh

               Bảng 3. Sự phân chia mức độ thị lực theo type bệnh

Thị lực

ST (+) – ĐNT 3m

ĐNT 3m – 3/10

4/10-7/10

8/10-10/10

 

n

%

n

%

n

%

n

%

Typ 1

0

 

0

 

3

6

1

2

Typ 2

5

10

19

38

13

26

10

20

Như được chỉ ra ở bảng 3, tình trạng giảm thị lực đều gặp ở 2 typ nhưng ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ cao hơn; số bệnh nhân thị lực kém ĐTĐ type 2 nhiều hơn type 1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

2.2.4. Các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bảng 4.Các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường

Các giai đoạn

Tổng số bệnh nhân

ĐTĐ typ 1

ĐTĐ typ 2

Bệnh VM ĐTĐ chưa tăng sinh

9

(52,94%)

2

(22,22%)

7

(77,78%)

Bệnh VM ĐTĐ tiền tăng sinh

5

(29,4%)

0

5

(100%)

Bệnh VM ĐTĐ

Tăng sinh

3

(17,65%)

0

3

(100%)

Tổng số

17

2

17

Như được chỉ ra ở bảng 4, các giai đoạn tổn thương võng mạc ở 2 type ĐTĐ có tỷ lệ tương đương, không có sự khác biệt (p>0,05).

 

2.2.5. Sự liên quan giữa thời gian mắc bệnh và các giai đoạn bệnh VM ĐTĐ

Bảng 5. Sự liên quan giữa thời gian mắc bệnh và các giai đoạn bệnh VM ĐTĐ

Thời gian mắc bệnh (năm)

Bệnh VM ĐTĐ chưa tăng sinh

Bệnh VM ĐTĐ tiền tăng sinh

Bệnh VM ĐTĐ tăng sinh

Tổng số bệnh nhân

<5

4

(21,05%)

2

(10,52%)

0

19

5-10

11

(50%)

8

(36.36%)

3

(13,63%)

22

>10

1

(13,63%)

3

(33,33%)

5

(55,56%)

9

Kết quả ở bảng 5 cho thấy: tuổi bệnh < 5 năm bị tổn thương VM ở cả 3 giai đoạn đều rất thấp, tuổi bệnh từ 5-10 năm tỷ lệ tổn thương VM đều rất tăng ở cả 3 giai đoạn, còn tuổi bệnh >10 năm thì 100% đều ở giai đoạn BVM ĐTĐ tăng sinh.


3. BÀN LUẬN

Bệnh VMĐTĐ là biến chứng vi mạch thường gặp. Bệnh VM ĐTĐ là nguyên nhân chủ yếu gây các rối loạn ở người trung niên và cao tuổi, là nguyên nhân gây mù lòa.

3.1. Về tỷ lệ của các loại tổn thương mắt

    Bệnh ĐTĐ là một bệnh gây ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực: trong số những nguyên nhân gây mù khác thì BVM ĐTĐ là nguyên nhân gây mù đầu tiên ở các nước phát triển, gặp ở tất cả các lứa tuổi từ 20-60 tuổi [5, 6, 7]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, hơn 80% bệnh nhân ĐTĐ bị giảm thị lực. Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với tác giả trên. BVM ĐTĐ là một biến chứng hay gặp, là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ: Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân bị bệnh VM ĐTĐ chiếm 17 bệnh nhân (34%). Theo tài liệu của nhiều tác giả tỷ lệ BVM ĐTĐ từ 25-90% thường gặp ở bệnh nhân bị ĐTĐ đã lâu. Theo Wiliam E Belson cho rằng khi bị bệnh ĐTĐ 17-25  năm gặp 90% bệnh nhân bị BVM ĐTĐ. Đục thể thủy tinh là tổn thương mắt hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ: Ở Việt Nam, tỷ lệ đục thể thủy tinh ở bệnh nhân ĐTĐ gặp tương đối nhiều. Theo thống kê của tác giả Phạm Thị Hồng Hoa (1990-1994), tỷ lệ là 11,7%, Lê Huy Liệu (1884-1988), tỷ lệ 22,48%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được là hơn 50% bệnh nhân bị đục thể thủy tinh. Có thể do số bệnh nhân trong nghiên cứu phần lớn là người >40 tuổi và mắc bệnh thời gian dài. Tăng nhãn áp là biến chứng ít gặp ở bệnh nhân ĐTĐ: Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ gặp 8/50 bệnh nhân có biểu hiện tăng nhãn áp.

3.2. Về tỷ lệ của các giai đoạn BVM ĐTĐ

Trong các bệnh lý về mắt do bệnh ĐTĐ, những tổn thương về đục dịch kính và đục thể thủy tinh,…, những tổn thương VM có ý nghĩa quan trọng nhất. Một số tác giả cho rằng tỷ lệ các giai đoạn BVM ĐTĐ tăng lên cùng thời gian mắc bệnh [3, 4]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng dưới 5 năm giai đoạn chưa tăng sinh, tiền tăng sinh, tăng sinh tỷ lệ tổn thương VM đều thấp. Từ 5-10 năm các tỷ lệ đều tăng rõ rệt đặc biệt giai đoạn chưa tăng sinh. Cho tới >10 năm thì 100% ở giai đoạn tăng sinh.

KẾT LUẬN

1. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực. Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng hay gặp, là nguyên nhân gây mù hang đầu ở đái tháo đường. Đục thể thủy tinh là biến chứng hay gặp ở bệnh đái tháo đường, tiếp theo là tăng nhãn áp, còn các tổn thương khác ngoài võng mạc ít gặp hơn.

2. Tỷ lệ của các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường: giai đoạn chưa tăng sinh gặp nhiều nhất, tiếp theo là giai đoạn tiền tăng sinh và giai đoạn bệnh võng mạc do đái tháo đường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Fraser-Bell S, Kaines A, Hykin PG. Update on treatments for diabetic macular edema. Current Opinion in Ophthalmology 2008; 19 (3): 185-189.

2.      Kastelan S, Zjacić-Rotkvić V, Kastelan Z. Could diabetic retinopathy be an autoimmune disease?. Med. Hypotheses 2007; 68 (5): 1016-1018.

3.      Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Anh Tuấn và Diệp Thanh Bình. Khảo sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2009; 13 (1): 86-91.

4.      Rodriguez-Fontal M, Kerrison JB, Alfaro DV, Jablon EP. Metabolic control and diabetic retinopathy. Curr Diabetes Rev 2009; 5(1): 3-7. 

5.      Tapp RJ, Shaw JE, Harper CA et al. The prevalence of and factors associated with diabetic retinopathy in the Australian population. Diabetes Care 2003; 26 (6): 1731-1737.

6.      Williams R, Airey M, Baxter H, Forrester J, Kennedy-Martin T, Girach A. Epidemiology of diabetic retinopathy and macular oedema: a systematic review. Eye 2004; 18 (10): 963-983.

7.      Zhang X, Saaddine JB, Chou CF, Cotch MF, Cheng YJ, Geiss LS, et al. Prevalence of diabetic retinopathy in the United States, 2005-2008. JAMA 2010; 304(6): 649-656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ