Tin tức

Nguy cơ đột quỵ, bệnh tim do biến chứng tiểu đường và các xét nghiệm tầm soát đái tháo đường.

Ngày 07/12/2017
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nguy hiểm hiện nay. Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, tìm hiểu về các nguy cơ đột quỵ, bệnh tim do biến chứng tiểu đường cùng các xét nghiệm tầm soát sẽ giúp bạn đề phòng, hạn chế được các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Các biến chứng tim mạch, đột quỵ do tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm phá hủy các mạch máu, làm giảm quá trình tổng hợp các yếu tố giãn mạch gây rối loạn chuyển hóa và làm xơ vữa động mạch xảy ra nhanh hơn. Hiện tượng xơ vữa động mạch dần dần gây tắc mạch máu, những cục máu xơ vữa có thể di chuyển và làm ngưng trệ dòng chảy mạch máu. Nếu không may làm tắc hệ thống mạch máu nuôi não (đột quỵ nhồi máu não) sẽ gây hiện tượng tai biến mạch máu não, mạch máu tới tim ngưng trệ nó có thể làm bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đột quỵ
Đột quỵ sẽ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị cắt đứt, thường do mạch máu ở não hoặc hệ thống mạch máu cung cấp cho não bị tắc hay vỡ. Hầu hết các trường hợp bị đột quỵ là do cục máu đông.
Xuất huyết não cũng dẫn đến đột quỵ. Mạch máu trong não có thể bị vỡ do tăng huyết áp hoặc thành mạch máu bị yếu. Đột quỵ do biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm liệt, mất khả năng nói và nhìn.
Bệnh mạch máu não
Biến chứng mạch máu não do tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới não, từ đó dẫn đến đột quỵ và cơn thiếu máu tạm thời. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này còn có thể do xơ vữa mạch máu não hoặc do huyết áp cao.
Bệnh động mạch vành gây nhồi máu cơ tim
Biến chứng này còn được gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ bởi tình trạng xơ cứng hoặc sự dày lên của thành động mạch vành. Nếu mạch vành bị hẹp hoặc tắc, lượng máu đến tim sẽ bị giảm hoặc bị chặn hoàn toàn, dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, nhồi màu cơ tim cũng có thể xảy ra do bệnh tiểu đường gây tổn hại đến thần kinh, từ đó cản trở các tín hiệu đau khiến người bệnh không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo điển hình của bệnh. Chính vì vậy, nhồi máu cơ tím chiếm đến 90% nguyên nhân tử vong ở những người bệnh tiểu đường.
Suy tim
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy tim cao hơn 2 lần so với người khác. Bệnh suy tim thường có các biểu hiện như: yếu, khó thở, ho nhiều, mệt mỏi và phù ở chân/bàn chân. Tắc nghẽn mạch máu, đường huyết cao là nguyên nhân gây bệnh cơ tim và nhịp tim bất thường.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Đặc trưng của biến chứng này của tiểu đường là mạch máu ở chân bị hẹp hoặc tắc do mỡ tích tụ, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. PAD làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, cũng làm tăng nguy cơ cắt cụt chi do sự kém lưu thông máu ở chân và bàn chân.
Huyết khối (cục máu đông)
Các cục máu đông trong lòng mạch sẽ làm ứ trệ tuần hoàn, là nguyên nhân gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hay tắc mạch chi.

Các xét nghiệm tầm soát, phòng tránh biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường

Các biến chứng về tim mạch do bệnh tiểu đường đôi khi xuất hiện mà không có những dấu hiệu cảnh báo trước, do đó việc dự phòng cũng phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp hạn chế những rủi ro của bệnh đồng thời mang lại cho người bệnh cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, bao gồm như đường huyết, HbA1c, cholesterol (mỡ máu), kiểm tra định kỳ các chức năng của gan, thận.
Ngoài ra cần phải siêu âm tim để đánh giá nguy cơ mắc biến chứng, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh lý kết hợp, theo khuyến cáo của Hội nội tiế Đái tháo đường Việt Nam, nhìn chung phải đảm bảo lượng đường máu lúc đói ≤7,0-7,5 mmol/l còn HbA1C ≤6,5-7%.
Một xét nghiệm quan trọng khác là xét nghiệm homocysteine – dấu ấn sinh của bệnh tim mạch, đột quỵ - biến chứng do bệnh tiểu đường... để đánh giá mức độ và tiên lượng của bệnh.
Để tìm hiểu rõ hơn về biến chứng của tiểu đường và cách phòng chống bệnh, mời quý vị và các bạn tham dự Hội thảo “Phòng và điều trị trị bệnh lý Đái tháo đường Type 2” do Bộ Y tế kết hợp cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngày 7/12 tại Triển lãm Y tế 2017. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế đầu ngành như PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, T.S Nguyễn Văn Tiến - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và nhiều y bác sĩ các bệnh viện trên cả nước.
Tại Hội thảo, còn có chương trình Miễn phí xét nghiệm Homocysteine - Dấu ấn sinh học của bệnh tim mạch, đột quỵ - biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên với tất cả quý khách và người dân đến tham dự Triển lãm Y tế.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.