Tin tức
3 chỉ số đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể
Ý nghĩa chỉ số BMI
BMI (Body Mass Index) là chỉ số rất thông dụng dùng để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng cơ thể, thường được dùng cho trẻ em tuổi học đường (6-19 tuổi) và người trưởng thành.
BMI được tính bằng công thức sau: BMI= cân nặng (kg)/chiều cao x chiều cao (m).
Theo công thức này, BMI là chỉ số phản ánh sự cân đối giữa cân nặng và chiều cao của một người. Nếu cân nặng nhiều thì chỉ số BMI sẽ cao và ngược lại, do vậy BMI được dùng để phân loại tình trạng gày, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
Mối liên quan giữa chỉ số BMI với sức khỏe
Chỉ số BMI có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và cho thấy chỉ số BMI có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tật, đặc biệt ở người trưởng thành. Và đến nay chỉ số này vẫn có giá trị trong bước đầu phân loại sức khỏe và những nguy cơ mắc bệnh tật nếu các chỉ BMI vượt hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường.
Dưới đây là Bảng phân loại, đánh giá theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Chỉ số khối cơ thể (BMI) |
Phân loại |
Nguy cơ bệnh tật |
Với trẻ em từ 6-19 tuổi (so với chuẩn cùng tuổi, cùng giới) |
||
>1SD |
Thừa cân |
|
>2SD |
Béo phì |
|
<-2SD |
Suy dinh dưỡng độ I |
|
< -3SD |
Suy dinh dưỡng độ II |
|
Với người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) |
||
18,5-25 |
Bình thường |
Khỏe mạnh, không có nguy cơ |
17-18.5 |
Gầy độ I ( mức độ nhẹ) |
|
16-17 |
Gầy độ II ( mức độ trung bình) |
|
<16 |
Gầy độ III (mức độ nặng) |
|
25-30 |
Thừa cân |
|
30-35 |
Béo phì độ I |
|
35-40 |
Béo phì độ II |
Tương tự các nguy cơ như thừa cân, béo phì độ I, béo phì độ II tăng 6-10 lần nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, khó thở về đêm, ung thư đường tiêu hóa, sỏi mật, sỏi thận, bệnh xương khớp … |
>40 |
Béo phì độ III |
Tổng hợp các nguy cơ của thừa cân và béo phì độ I, II. |
Do chỉ số BMI chưa phân biệt được cân nặng tăng là do cơ bắp hay do lượng mỡ tăng. Bởi vậy cần phối hợp thêm với chỉ số % mỡ cơ thể, nếu cả BMI và % mỡ cơ thể tăng quá giới hạn cho phép sẽ được khẳng định là béo phì, thừa mỡ. Nếu chỉ BMI tăng, mà % mỡ không tăng thì không chấn đoán là béo phì (ví dụ vận động viên nhiều cơ bắp, ít mỡ).
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý để giảm cân, phòng chống các bệnh tật liên quan tới suy dinh dưỡng, các bệnh chuyển hóa, và mạn tính không lây khác, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai thành lập Phòng khám Dinh dưỡng. Nhân dịp khai trương, Biện viện tổ chức “Miễn phí Tư vấn Dinh dưỡng” cùng chuyên gia - PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh, từ ngày 20/6 đến hết ngày 20/8/2018 vào thứ 4 và chủ nhật hàng tuần, tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!