Tin tức
Bàng quang thần kinh và cách trị
Tìm hiểu hoạt động bàng quang
Bàng quang là một tạng rỗng hình cầu có chức năng lưu trữ và tống xuất nước tiểu. Chu kỳ tiểu tiện bình thường của bàng quang: lưu trữ và tống xuất. Bàng quang chứa đựng nước tiểu dưới một áp suất thấp khi cả hai loại cơ cùng thư giãn với khả năng đàn hồi của thành bàng quang để kích hoạt bàng quang giãn rộng dưới áp suất thấp. Đồng thời các cơ thắt cần thiết để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu. Khi bàng quang có thể xuất nước tiểu, cơ vòng phải được thư giãn sau một hồi co thắt bàng quang. Vì vậy mọi bất thường trong hai thành phần của chu kỳ tiểu tiện đều dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.
Hình ảnh bàng quang chứa đầy nước tiểu trong bệnh bàng quang thần kinh.
Nguyên nhân gây ra bàng quang thần kinh
Các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tủy sống và chức năng của bàng quang, bao gồm: tật nứt đốt sống hoặc bất sản xương cùng và các bất thường cột sống khác; khối u trong tủy sống hoặc xương chậu; chấn thương tâm lý tổn thương tủy sống cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh này; chấn thương, bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, tai nạn, phẫu thuật cột sống, đột quỵ, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, u hệ thống thần kinh trung ương, dị tật bẩm sinh cột sống và ngộ độc kim loại nặng; biến chứng của các bệnh như giang mai, bệnh đái tháo đường và bại liệt.
Dấu hiệu phát hiện bệnh bàng quang thần kinh
Bệnh nhân bị bệnh thường không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu, tức là tiểu không tự chủ được. Các triệu chứng là: nước tiểu nhỏ giọt, tiểu khó hoặc bí tiểu. Do ứ nước tiểu có thể dẫn đến mất khả năng co cơ bàng quang hoặc mất sự phối hợp giữa các cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo ngoài. Bệnh nhân còn biểu hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn tiểu lặp đi lặp lại; thận ứ nước.
Bệnh nhân bị bệnh thường không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu, tức là tiểu không tự chủ được.
Tăng áp lực bàng quang gây ra bởi sự hoạt của cơ bàng quang khi giãn và mở rộng để lưu trữ nước tiểu, do không có khả năng phối hợp thả lỏng của cơ thắt niệu đạo với sự co thắt cơ bàng quang hoặc do không có khả năng giãn cơ vòng niệu đạo. Bệnh nhân có tăng áp lực bàng quang, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận cùng với tổn thương thận do áp suất cao. Sỏi tiết niệu có thể hình thành do dòng nước tiểu bị ngưng trệ và nhiễm khuẩn. Vì dự trữ căng nước tiểu từ bàng quang đến thận, hay gọi là trào ngược bàng quang niệu quản, là phương thức giải phóng áp lực cao trong bàng quang. Bệnh nhân gặp nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn thận nặng do vận chuyển nước tiểu bị nhiễm khuẩn trực tiếp từ bàng quang đến thận.
Xét nghiệm chức năng bàng quang: đo chức năng bàng quang, khả năng tích trữ và tránh các áp lực lưu trữ. Đo khả năng phối hợp của cơ vòng niệu đạo và bàng quang.
Chụp X quang đường tiết niệu, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định hoạt động của não.
Những phương pháp điều trị
Việc điều trị nhằm mục tiêu: ngăn chặn tổn thương thận; giảm thiểu các biến chứng. Phương pháp trị liệu gồm: tâm lý liệu pháp, điện kích thích, thuốc điều trị và phẫu thuật. Có thể phải kết hợp các phương pháp điều trị tùy thuộc các triệu chứng và mức độ tổn thương thần kinh. Liệu pháp tâm lý có thể làm giảm sự hoạt động quá mức của bàng quang, nhờ kết hợp sức mạnh ý chí và việc tập thể dục. Bệnh nhân được hướng dẫn ghi nhật ký “bài tiết”, về thời gian và lượng chất lỏng uống vào, số lần đi tiểu. Nhờ đó bệnh nhân có thể xác định thời gian chuẩn bị để đi tiểu.
Bài tập Kegel chủ yếu tăng cường vận động cơ vùng xương chậu, cơ Valsalva cũng có thể có tác dụng tốt. Liệu pháp điện kích thích: các điện cực được đặt gần dây thần kinh, gây ra các kích thích giống những xung điện mà thông thường sẽ được dẫn truyền bởi dây thần kinh nếu chúng không bị tổn thương. Thuốc điều trị có thể dùng là thuốc giảm co thắt cơ và chấn động, thuốc gây ra các cơn co thắt. Thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể cải thiện hoặc làm giảm triệu chứng khó chịu hoặc không kiểm soát. Phẫu thuật: đặt ống thông để đảm bảo sự thoát nước của bàng quang.
Bài tập Kegel chủ yếu tăng cường vận động cơ vùng xương chậu.
Cần phát hiện sớm bàng quang thần kinh
Bàng quang thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cần khám sàng lọc các dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang như tật nứt đốt sống hoặc bất sản xương cùng, các khối u trong tủy sống hoặc xương chậu. Đối với những người đã bị các chấn thương tủy sống, phẫu thuật cột sống, đột quỵ, bệnh Parkinson, u hệ thống thần kinh trung ương, ngộ độc kim loại nặng, mắc bệnh giang mai, bệnh đái tháo đường... khi gặp một trong các triệu chứng bệnh nói trên cần phải lưu ý khám để chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để phòng tránh biến chứng hư thận.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!