Tin tức

Bệnh thần kinh, trầm cảm ngày càng phổ biến ở học sinh - sinh viên

Ngày 15/04/2019
Ban Biên Tập
Theo số liệu thống kê, gần đây hàng loạt học sinh, sinh viên (HS-SV) bị rối loạn tâm thần bởi những áp lực học tập ở nhà trường, gia đình và chuyện tình cảm. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh thần kinh, trầm cảm ở HS-SV? Và cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Yếu tố tâm lý - xã hội

Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng bệnh lý tâm thần kinh, đặc biệt là trầm cảm ở lứa tuổi học đường, mặc dù rối loạn trầm cảm có thể là hậu quả của nhiều yếu tố.

Khi bị bệnh lý tâm thần kinh, trầm cảm, HS-SV có biểu hiện không muốn giao tiếp, không trò chuyện, luôn lảng tránh ánh mắt nhìn từ người khác, tự ti về bản thân,.... đây có thể là biểu hiện nhẹ của căn bệnh này.

Bệnh thần kinh, trầm cảm điều trị tại MEDLATEC an toàn, hiệu quả

Bệnh tâm thần kinh, trầm cảm ngày càng phổ biến ở giới trẻ.

Bạo lực học đường

Gần đây, tình trạng bạo lực học đường đáng lên tiếng và ngày càng phổ biến. Các hình thức bạo lực như bắt nạt, trêu trọc, đánh đập, hay nói xấu bạn bè trên các trang mạng xã hội, … đã khiến không ít em HS-SV khó tránh khỏi bị bệnh tâm thần kinh.

Áp lực học tập

Việc học tập vốn đã căng thẳng, nhưng vào mỗi mùa thi lại căng thẳng hơn rất nhiều, nên HS-SV phải chịu nhiều lo lắng, áp lực và rối loạn tinh thần.

Chính những kỳ vọng cao của các thầy cô giáo, bậc cha mẹ đã tạo áp lực lớn cho HS-SV,… Nếu các em suy nghĩ quá nhiều, nhưng chưa định hình được hướng đi đúng rất dễ dẫn tới tình trạng bệnh lý tâm thần kinh, trầm cảm.

Ngoài ra, thói quen sống thiếu lành mạnh, nghiện chơi điện tử cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sức khỏe,... là một mắt xích trong vòng xoắn bệnh lý gây ra các rối loạn tâm thần.

Áp lực học tập là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tâm thần kinh, trầm cảm ở học sinh, sinh viênÁp lực học tập là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần kinh, trầm cảm ở học sinh, sinh viên.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Nhịp sống bận rộn của xã hội hiện đại, cùng sự cuốn theo công việc, đôi khi cha mẹ có thiếu phần quan tâm tới con cái. Hoặc khi không đạt kỳ vọng của bản thân gia đình, tình bạn tan vỡ,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần kinh, trầm cảm.

Cần làm gì khi mắc bệnh thần kinh, trầm cảm?

Lời khuyên cho các cha mẹ phụ huynh, khi thấy con em mình xuất hiện các  triệu chứng như: không muốn giao tiếp, thường xuyên đau đầu, tâm trạng mỏi mệt, căng thẳng nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để tư vấn, thăm khám. Từ đó loại trừ được triệu chứng của bệnh tâm thần kinh, trầm cảm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế chuyên khám và điều trị chuyên khoa uy tín trên cả nước.

Khi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường trên, HS-SV được khám và tư vấn tâm lý của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) - một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất chẩn đoán xác định để loại trừ mắc bệnh lý. MRI sọ não giúp đánh giá các tổn thương thực thể ở não có thể là một trong các yếu tố gây nên các bệnh lí tâm thần.

Việc phát hiện, can thiệp sớm sẽ giúp học sinh vượt qua được các giai đoạn khó khăn và phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng, giúp học tập diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC

Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Tổng đài: 1900 56 56 56.

Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ