Tin tức

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền​ không và phương pháp chẩn đoán

Ngày 11/02/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dị tật bẩm sinh liên quan đến tim xuất hiện khá phổ biến ở trẻ mới sinh. Nếu không can thiệp sớm, cuộc sống về sau của người bệnh sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Vậy chính xác thì bệnh tim bẩm sinh có di truyền không? Phần phân tích sau đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không? 

Tim bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến sự phát triển bất thường trong cấu trúc của tim hoặc hệ thống mạch máu phân bố quanh tim. Tỷ lệ xuất hiện ở thai nhi mới chào đời khoảng 1% nhưng dị tật về tim lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống về sau của trẻ. 

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không là thắc mắc của khá nhiều người

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không là thắc mắc của khá nhiều người

Trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về tim bẩm sinh thường không thể xác định rõ. Tuy nhiên, tim bẩm sinh có thể di truyền đến thế hệ sau. Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài dễ làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến tim mạch ở thai nhi như: mẹ bị nhiễm virus trong khi mang thai đặc biệt 3 tháng đầu hoặc sử dụng các chất kích thích,... 

Trong gia đình có bố mẹ bị bệnh tim bẩm sinh thì sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ trẻ sơ sinh cũng bị dị tật tim. Vì vậy, nếu trong nhà có người mắc tim bẩm sinh hoặc bệnh lý về tim, bạn nên chủ động kiểm tra, điều trị khi chưa xuất hiện biến chứng.

2. Yếu tố tác động đến khả năng di truyền của bệnh tim bẩm sinh

Như vậy, câu hỏi "bệnh tim bẩm sinh có di truyền không" đã được giải đáp. Thực tế, nhóm nguyên nhân cố định và nguyên nhân có thể thay đổi sẽ tác động đến khả năng di truyền của bệnh lý tim bẩm sinh. 

2.1. Nhóm yếu tố cố định

Đây là những yếu tố không thể thay đổi như giới tính, tuổi tác, gen di truyền. Cụ thể: 

  • Giới tính: Nữ giới thường mắc bệnh lý về tim muộn hơn so với nam giới. Mặc dù vậy đến giai đoạn mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tim ở nữ giới so với nam giới dần bị thu hẹp, nhất là nữ giới trên 65 tuổi. 
  • Tuổi tác: Khi có tuổi, tim mạch cũng dần thoái hóa. Khi đó, tính linh hoạt của động mạch dần suy giảm, dễ dẫn đến bệnh lý về tim hơn. 
  • Gen di truyền: Trường hợp trong gia đình có người bị bệnh tim, khả năng bị bệnh tim của bạn cũng cao hơn những người khác. 

Nữ giới có xu hướng mắc bệnh tim muộn hơn nam giới

Nữ giới có xu hướng mắc bệnh tim muộn hơn nam giới 

2.2. Nhóm yếu tố có thể điều chỉnh thay đổi

Bên cạnh yếu tố không thể thay đổi, bệnh lý về tim có thể khởi phát dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác như: 

  • Tình trạng thừa cân, béo phì: Khối lượng cơ thể tăng cũng đồng thời thúc đẩy sự khởi phát của nhiều bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ,... 
  • Thói quen sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá thường xuyên dễ khiến huyết áp tăng, gia tăng áp lực đến hệ thống động mạch. Khi đó, bệnh lý cơ tim sẽ có điều kiện khởi phát. 
  • Ít vận động: Thói quen lười vận động thể chất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch. Thông qua quá trình vận động thể chất, lượng calo sẽ bị đốt cháy hiệu quả hơn, kìm hãm Cholesterol, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả hơn. 
  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Lượng chất béo bão hòa trong nhiều loại thực phẩm dễ khiến lượng Cholesterol xấu tăng. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch, đau tim. 
  • Ảnh hưởng của bệnh lý tiểu đường: Đối tượng bị tiểu đường thường phải đối mặt với nguy cơ tử vong hơn nếu mắc bệnh tim mạch. Bởi bệnh lý này dễ tác động đến Cholesterol, cân nặng cũng như chỉ số huyết áp.
  • Bị nhiễm virus: Đặc biệt là virus cúm, rubella,.. 

Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc tim mạch

Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc tim mạch 

3. Biện pháp hạn chế di truyền tim bẩm sinh cho thế hệ sau? 

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh tim bẩm sinh có thể di truyền. Nếu muốn phần nào kiểm soát, hạn chế di truyền bệnh lý về tim cho thế hệ sau, chúng ta hay đặc biệt là các mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa bệnh lý cho bản thân thông qua các biện pháp như:

  • Chủ động tiêm vắc xin phòng cúm, rubella trước khi mang thai.
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong quá trình mang thai vì các hội chứng Down, Turner,... là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về tim bẩm sinh
  • Bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ, để hạn chế phần nào dị tật về tim hay những dị tật ở hệ cơ quan khác cho thai nhi.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ trong thai kỳ.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học, đủ chất. Không sử dụng rượu, bia trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Chú ý thực hiện biện pháp kiểm soát đái tháo đường.
  • Hạn chế làm việc, tiếp xúc với hóa chất gây hại, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Không hút thuốc lá theo mọi hình thức.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ

Phụ nữ mang thai nên bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ 

4. Phương pháp chẩn đoán sớm bệnh tim bẩm sinh 

Thông qua kiểm tra lâm sàng, điều tra triệu chứng, thăm hỏi tiền sử bệnh của người nhà và bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu về bệnh lý tim bẩm sinh. Tuy vậy, để có được kết quả cuối cùng, bác sĩ cần dựa vào một số phân tích về hình ảnh, xét nghiệm khác. Đơn cử như:

  • Siêu âm tim: Đây là kỹ thuật cho phép bác sĩ kiểm tra hoạt động của tim thông qua hình ảnh động. Trong quá trình siêu âm, hình ảnh về cấu trúc, hoạt động tim sẽ hiển thị trên màn hình theo dõi. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện ra bất thường như khối u hay cục máu đông ảnh hưởng đến chức năng tim. 
  • Siêu âm thai: Với phụ nữ mang thai, siêu âm là phương pháp đơn giản hỗ trợ theo dõi hoạt động của thai nhi trong bụng. Đồng thời trong khi siêu âm, bác sĩ có thể xác định tình trạng hoạt động của tim thai. 
  • Đo điện tâm đồ ECG: Thông qua đo điện tâm đồ, kiểm tra nhịp tim, bác sĩ sẽ có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến tim bẩm sinh hay không. 
  • Xét nghiệm gen: Phương pháp phân tích ADN từ mẫu bệnh phẩm là máu cho phép kiểm tra thay đổi bất thường trong gen, hỗ trợ xác định nguy cơ mắc bệnh lý về tim. Thông qua xét nghiệm gen, bác sĩ sẽ phát hiện sớm nhiều đột biến di truyền. Từ đó đánh giá được phần nào nguy cơ về bệnh lý tim mạch, tư vấn biện pháp phòng chống và điều trị phù hợp. Nếu trong gia đình, dòng họ từng có người bị bệnh lý về tim mạch, bạn nên làm xét nghiệm gen để xác định nguy cơ, chủ động phòng ngừa. 

Siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra tim thai

Siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra tim thai

Trong số những phương pháp chẩn đoán trên, xét nghiệm gen có tính tiên đoán, chẩn đoán sớm bệnh lý về tim mạch và nhiều bệnh lý di truyền khác. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích này cần thực hiện tại trung tâm đạt chuẩn về thiết bị, đội ngũ kỹ thuật viên phân tích giỏi để đảm bảo kết quả chính xác. 

Hi vọng sau khi tham khảo phần phân tích của MEDLATEC, thắc mắc bệnh tim bẩm sinh có di truyền không đã được giải đáp. Nhìn chung, bệnh lý liên quan đến tim mạch vẫn di truyền đến thế hệ sau trong một vài trường hợp, nhưng nếu biết cách chủ động phát hiện và điều trị, chúng ta có thể kiểm soát biến chứng. 

Phòng khám Di truyền thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín về xét nghiệm gen, dịch vụ thăm khám và tư vấn di truyền. Đây cũng là cơ sở được liên kết với Khoa sản hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về sức khỏe sinh sản, khám sàng lọc giúp phát hiện sớm các bệnh lý di truyền tiềm ẩn. 

Hiện nay, Phòng khám Di truyền của MEDLATEC đã được cấp chứng chỉ CAP, quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và giỏi chuyên môn về di truyền học. Cùng với đó, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Khách hàng có thể liên hệ đặt khám ngay từ hôm nay theo hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ