Tin tức

Các cấp độ bỏng và phương pháp sơ cứu bỏng đúng cách

Ngày 20/09/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những tai nạn, trong đó khá nhiều người từng bị bỏng nước hoặc bỏng bô xe máy,… Nếu như bạn không được trang bị kiến thức đầy đủ, sơ cứu kịp thời thì vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Chính vì thế mỗi người hãy chủ động học cách sơ cứu bỏng hiệu quả, góp phần kiểm soát vết thương tốt nhất.

1. Một số nguyên nhân gây bỏng thường gặp

Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn bỏng, tùy vào từng tác nhân, mức độ nghiêm trọng của vết bỏng tương đối khác nhau. Hiện nay, người ta xác định 4 nguyên nhân chính khiến bạn bị bỏng, đó là bỏng nhiệt độ, bỏng hóa chất, bỏng điện hoặc là do các tia vật lý.

Trong đó, bỏng nhiệt độ là tai nạn mà mọi người gặp phải nhiều nhất, chúng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong sinh hoạt hàng ngày. Chắc hẳn khá nhiều người từng trải qua tình trạng bỏng do bô xe máy hoặc bỏng do lửa, đây chính là dạng bỏng khô thuộc nhóm bỏng nhiệt độ. Ngoài ra, chúng ta còn có nguy cơ bỏng nước sôi, bỏng thức ăn do bất cẩn khi nấu ăn.

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt

Ngoài ra, tình trạng bỏng do hóa chất hoặc do tác động của điện cũng không hề hiếm gặp, chúng có thể để lại những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới vùng da bị tổn thương. Chính vì thế, bạn hãy thận trọng và đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

2. Tìm hiểu về các mức độ bỏng

Để kịp thời sơ cứu bỏng đúng cách, chúng ta phải nắm được mức độ của vết bỏng, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhìn chung, bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất đó là lớp da, bởi vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bỏng, đồng thời chúng khá nhạy cảm. 

Nếu vết bỏng quá nghiêm trọng, chúng không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt da mà còn làm tổn thương tới cơ, phần xương, thậm chí là các mạch máu ở vùng bị tổn thương. Thực sự, đây là những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, nếu bạn không kịp thời sơ cứu và điều trị, cấu trúc của vùng da này có nguy cơ bị ảnh hưởng, bộ phận này có thể bị tàn phế. Nguy hiểm hơn, vết bỏng nặng còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Khi nghiên cứu về mức độ bỏng, người ta có thể chia độ sâu của vết bỏng thành 4 hay 5 độ dựa vào những đặc điểm của tổn thương.

Hình ảnh bỏng cấp độ 2 thường gặp cần được sơ cứu bỏng kịp thời

Hình ảnh bỏng cấp độ 2 thường gặp

Ở cấp độ 1, tình trạng bỏng bề mặt không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cảm thấy vùng da bị tổn thương ửng đỏ nhẹ, sau khoảng 3 - 4 ngày, vết thương mau chóng lành và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Nếu bị bỏng ở cấp độ II, vùng da bị tổn thương sâu hơn tới tận lớp biểu bì. Đặc điểm của tình trạng này đó là vết thương xuất hiện túi phỏng nước. Chúng cần được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ trong khoảng 1 tuần. Nếu không, túi phỏng nước bị vỡ sẽ khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu, có nguy cơ để lại sẹo và nhiễm trùng. Việc kiểm soát vết bỏng là cực kỳ cần thiết để tránh nguy cơ phá hủy lớp da bên dưới.

Khi vết bỏng ở cấp độ III, việc sơ cứu bỏng cần được thực hiện cẩn thận và chính xác. Bởi vì vùng da đã chịu những tổn thương sâu sắc. Khi ở cấp độ IV, dây thần kinh của bệnh nhân bị hủy hoại, họ không còn cảm nhận thấy đau.

Thực sự, nếu không biết cách chăm sóc, điều trị thì vùng da tổn thương có thể nhiễm khuẩn và rất khó phục hồi như ban đầu. Nguy hiểm hơn, chúng có khả năng bị hoại tử và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

3. Cách sơ cứu bỏng cho bệnh nhân

Không thể phủ nhận rằng việc sơ cứu đúng cách góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Chính vì thế, mỗi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản để nhanh chóng xử lý vết bỏng.

Khi sơ cứu bỏng, bạn hãy để vết thương dưới vòi nước sạch từ 20 - 30 phút

Khi sơ cứu bỏng, bạn hãy để vết thương dưới vòi nước sạch từ 20 - 30 phút

3.1. Nguyên tắc chung

Trong đó, một nguyên tắc bạn có thể áp dụng để sơ cứu bỏng trong bất cứ trường hợp nào đó là tránh để tác nhân gây bỏng tiếp xúc với da của người bệnh quá lâu. Ngay khi xử lý xong bước này, bạn hãy nhanh chóng để vùng da tổn thương dưới vòi nước từ 20 - 30 phút. Việc này này góp phần làm dịu vết bỏng, hạn chế nguy cơ tổn thương sâu.

Sau đó, bạn đừng quên thấm nước bằng khăn lau mềm sạch sẽ hoặc là bông gạc chuyên dụng nhé! Như vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau đớn hơn, họ có thể bình tĩnh hơn.

Đối với những tổn thương ngoài bề mặt, chúng ta có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà, đừng quên thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận và sạch sẽ bạn nhé! Trong trường hợp vết thương rộng, ăn sâu vào da, bệnh nhân cần được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để điều trị, xử lý kịp thời.

3.2. Cách xử lý trong từng trường hợp

Trong quá trình sơ cứu, bạn nên xác định nguyên nhân gây bỏng của bệnh nhân là gì và xử lý linh hoạt trong từng trường hợp. Người bị bỏng do điện nếu có dấu hiệu ngừng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.

Tùy nguyên nhân gây bỏng, chúng ta cần linh hoạt xử lý để vết thương không trở nên tồi tệ hơn

Tùy nguyên nhân gây bỏng, chúng ta cần linh hoạt xử lý để vết thương không trở nên tồi tệ hơn

Những người bị bỏng do hóa chất cần được sơ cứu bỏng bằng cách bỏ quần áo ra khỏi vùng da tổn thương, rửa chúng bằng nước sạch. Trong khi đó, người bị bỏng lửa không nên lột quần áo ngay lập tức, điều này khiến vết thương trở nên tệ hơn nhiều.

4. Lưu ý khi sơ cứu cho bệnh nhân bị bỏng

Thực sự, khá nhiều người có quan niệm sai lầm khi tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân bỏng. Điều này chỉ khiến tình trạng vết thương càng trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau đây để đảm bảo vết bỏng được xử lý đúng cách và an toàn.

Đầu tiên, khi sơ cứu vết thương, bạn chỉ được sử dụng nước lạnh chảy trực tiếp dưới vòi, tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh. Chúng là nguyên nhân khiến mạch máu cơ lại, vết thương tồi tệ hơn rất nhiều, đây là sai lầm khá nhiều người mắc phải.

Bên cạnh đó, mọi người thường truyền tai nhau sơ cứu bỏng bằng cách thoa kem đánh răng. Thực chất quan niệm này không hoàn toàn đúng và không được áp dụng để tránh nhiễm trùng và các rủi ro khác.

Bạn tuyệt đối không được dùng nước đá lạnh để sơ cứu vết bỏng

Bạn tuyệt đối không được dùng nước đá lạnh để sơ cứu vết bỏng

Nếu vết bỏng xuất hiện bóng nước, bạn không được chọc vỡ chúng, việc làm này chỉ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, rất dễ viêm nhiễm.

Như vậy, chúng ta cần học hỏi và thực hiện sơ cứu bỏng theo đúng quy trình, có như vậy, vết thương mới được kiểm soát. Nếu được sơ cứu đúng cách, các vết bỏng không quá nghiêm trọng và mau chóng lành hơn. Tùy vào từng trường hợp, bạn nên xử lý thật linh hoạt nhé!

Từ khoá: sơ cứu bỏng bỏng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ