Tin tức

Các ý tưởng y học đột phá năm 2010

Ngày 10/12/2010
Medlatec
(SK&ĐS) - Năm 2010 tiếp tục là năm mang lại nhiều thành công cho nhiều lĩnh vực khoa học với nhiều thành tựu mới và những ý tưởng đột phá trong điều trị bệnh. Liệu những hạt phân tử được làm từ hạt ngô có thể giải quyết hiện tượng tắc, vón cục trong các mạch máu? Các ca phẫu thuật tim có thể được tiến hành đơn giản bằng thiết bị tạo từ trường?... Những ý tưởng đơn giản này được xem là sẽ mang lại triển vọng điều trị và làm giảm bớt những đau đớn cho người bệnh.


Phẫu thuật tim bằng từ trường

Cách điều trị truyền thống trong bệnh tim, suy tim là tiến hành phẫu thuật.Tuy nhiên, phẫu thuật dạng này gặp rất nhiều trở ngại, vì sự phức tạp và cần đến biện pháp gây sốc nhẹ ở tim nhằm kích thích nhịp đập trở lại sau khi phẫu thuật. Tỉ lệ tử vong của các ca phẫu thuật dạng này cũng rất cao do đòi hỏi của tính chính xác.

Khắc phục những hạn chế đó, một cuộc khảo nghiệm mới đây của các bác sĩ tại Trung tâm nghiên cứu chứng rối loạn nhịp tim UCLA - Mỹ về cách khắc phục các dấu hiệu này đã mở ra hướng ngăn chặn và điều trị mới đối với chứng suy tim, đó là sử dụng từ trường. Một thiết bị máy tiếp xúc thể cứng chuyên dụng sẽ được dùng để tạo ra từ trường. Các bác sĩ phẫu thuật có thể điều khiển các dụng cụ phẫu thuật bằng tay một cách chính xác hơn rất nhiều dưới sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông tin bằng hình ảnh và tia Xquang.




 Thiết bị phát hiện dị vật.


Chống tắc mạch máu bằng phân tử polymer từ ngô

Một số thiết bị kim loại kích thước nhỏ có tên gọi stents được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để mở đường trong các trường hợp mạch máu bị tắc nghẽn trong não hoặc trong cơ thể. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm mới đây tại Viện thí nghiệm Abbott - Mỹ, một vật liệu polymer được sản xuất từ hạt ngô có khả năng tự phân huỷ được dùng để thay thế vai trò của thiết bị kim loại stents. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mở đường, chúng sẽ tự động phân huỷ và biến mất hoàn toàn sau hai năm mà không gây ảnh hưởng hay để lại dấu vết gì trong các mạch máu.

Dùng bọt biển để phát hiện ung thư

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội y khoa Anh quốc đã chế tạo thành công loại bọt biển có tác dụng phát hiện ung thư. Thiết bị có tên gọi Cytosponge đưa các miếng bọt biển vào cơ thể và tiếp xúc với khối u. Khi tiếp cận với các sợi của mô tế bào ung thư, các miếng bọt biển này bám chặt và vây kín lấy các mô của khối u. Nhờ đó việc phát hiện tế bào ung thư được dễ dàng và chính xác hơn. Chỉ cần 5 phút sau, các bác sĩ có thể tiến hành lôi các miếng bọt ra khỏi khối u bằng cách sử dụng các sợi dây gắn trên đó.

Phát hiện khối u bằng ánh đèn led

Một công nghệ mới dựa trên  khoa học phát hiện ung thư bằng ánh sáng đã cho phép hạn chế các tác hại của hoá chất điều trị ung thư đối với người bệnh. Thông qua việc sử dụng các tia ánh sáng siêu mảnh của đèn led, các bác sĩ phẫu thuật sẽ chiếu thẳng các tia ánh sáng này tới các khối u ung thư, kết hợp với việc sử dụng các thông tin, hình ảnh siêu âm như một cách để dẫn đường sẽ cho phép truyền hoá chất tới chính xác vị trí của các khối u ung thư, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của hoá chất đối với cơ thể người bệnh.




Miếng bọt biển giúp phát hiện ung thư


Điều trị hen suyễn bằng nhiệt năng

Một công nghệ mới cho phép các bác sĩ điều trị bệnh hen suyễn bằng cách sử dụng nhiệt năng với hiệu quả cao. Theo đó, một ống tuýp nhỏ được đưa vào trong cổ họng hoặc trong mũi của bệnh nhân - nơi gây ra các cơn hen. Bên trong ống, có hệ thống làm thông khí trong khí quản, đồng thời sử dụng năng lượng tần số sóng rađiô để làm nóng các cơ bên trong phổi. Cách làm này khiến cho cơn hen nhanh chóng được chấm dứt, đồng thời bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp.

Máy phát hiện dị vật sau phẫu thuật

Thiết bị có tên gọi Clearcount Smartsponge system gồm 2 hộp: chứa gạc sạch và một hộp dùng để tiêu huỷ gạc đã qua sử dụng. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ lấy gạc từ hộp gạc sạch, sau khi thao tác họ sẽ phải loại bỏ các miếng gạc và bỏ chúng vào hộp tự động xử lý gạc đã dùng. Khi ca phẫu thuật hoàn tất, thiết bị sẽ tự động báo hiệu đèn xanh nếu số lượng gạc đã dùng và số gạc bị tiêu huỷ là con số khớp nhau. Trái lại, nếu số lượng bị chênh lệch, thiết bị thông minh này sẽ báo động để bác sĩ kiểm tra lại liệu mình có sơ suất bỏ rơi gạc lại trong vùng vừa phẫu thuật cho bệnh nhân hay không. Ngoài ra, thiết bị Smartwand gắn liền cũng sẽ cho phép kiểm tra khu vực vừa phẫu thuật để phát hiện các miếng gạc, hay các dị vật bị bỏ sót trong cơ thể bệnh nhân.

                        Minh Ngọc  (Theo Fox News.com)

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.