Tin tức

Cẩm nang thai kỳ: bà bầu ăn cá ngừ được không?

Ngày 13/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đối với quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Cá ngừ giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là omega-3 - một loại dưỡng chất cần cho sự phát triển não bộ của thai nhi; nhưng nó cũng chứa hàm lượng thủy ngân tương đối lớn. Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây?

1. Bà bầu ăn cá ngừ được không?

1.1. Mang thai có được ăn cá ngừ không?

Cá ngừ rất giàu dưỡng chất trong đó điển hình nhất là EPA, DHA - hai chất béo omega-3 chuỗi dài rất tốt đối với sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, cá ngừ có nhiều loại nên bà bầu ăn cá ngừ được không cũng phải dựa trên vấn đề này. Không phải mọi loại cá ngừ đều an toàn cho thai phụ. Mẹ bầu có thể ăn cá ngừ nhưng tùy từng loại và cần có lượng sử dụng phù hợp:

Cá ngừ có hàm lượng omega-3 cao nên tốt cho não bộ của thai nhi

Cá ngừ có hàm lượng omega-3 cao nên tốt cho não bộ của thai nhi

- Cá ngừ vây dài: thịt của loại cá này có màu trắng và được xem là giống cá ngừ cao cấp, thường được đóng dạng gói hoặc hộp để phân phối ra thị trường. Bà bầu có thể ăn cá ngừ vây dài mỗi tuần tối đa 300g (khoảng 2 hộp).

- Cá ngừ vây vàng (ánh sáng): cá có hương vị nồng hơn so với cá ngừ vây dài, bà bầu mỗi tuần không nên ăn quá 2 - 3 phần ăn.

- Cá ngừ mắt to: thường được dùng để chế biến sẵn dạng sashimi hoặc bít tết. Đây là loại cá ngừ có hàm lượng thủy ngân rất cao nên nếu băn khoăn mẹ bầu ăn cá ngừ được không thì tốt nhất không nên ăn ở dạng sống vì mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm.

- Cá ngừ vây xanh: loại cá này cũng có nhiều thủy ngân và được chế biến giống như cá ngừ mắt to nên mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn tối đa 300g và không nên ăn ở dạng cá sống.

1.2. Những lợi ích của việc ăn cá ngừ khi mang thai

Như vậy, bầu ăn cá ngừ được không câu trả lời là có thể ăn bình thường nhưng tùy từng loại cần chú ý ăn với một lượng theo khuyến cáo và chú ý cách chế biến. Nếu làm như vậy, cá ngừ sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ như:

- Giúp cho sự phát triển của thai nhi trở nên tốt hơn

Protein trong cá ngừ là dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển của tế bào và mô của thai nhi. Vì thế nếu mẹ ăn một lượng cá ngừ vừa đủ thì thai nhi sẽ có được dưỡng chất tuyệt vời cho quá trình phát triển lâu dài.

Bà bầu ăn cá ngừ được không còn tùy thuộc vào loại cá và hàm lượng tiêu thụ mỗi tuần

Bà bầu ăn cá ngừ được không còn tùy thuộc vào loại cá và hàm lượng tiêu thụ mỗi tuần

- Hỗ trợ não bộ phát triển

Omega 3 được xem là dưỡng chất vàng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Dưỡng chất này có thể bổ sung đường uống nhưng cũng có thể thông qua việc ăn cá ngừ. Bởi vậy, hàng tuần bà bầu có thể chế biến cá ngừ thành các món ăn khác nhau để cải thiện thực đơn của mình.

- Tốt với răng và xương

Bổ sung vitamin D sẽ giúp việc hấp thụ canxi đạt được hiệu quả cao nhất. Điều đáng nói là cả hai loại này đều có trong cá ngừ. Xét trên phương diện này thì bà bầu ăn cá ngừ được không lợi ích đem lại đã quá rõ rệt.

Ăn cá ngừ trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu có thêm nguồn canxi dồi dào và hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Nhờ đó mà hệ xương của thai nhi sẽ có được tiền đề tốt để hoàn thiện và phát triển.

- Tốt cho mắt

Vitamin A có trong cá ngừ tốt cho cả thai phụ và thai nhi. Bà bầu ăn cá ngừ cũng sẽ phòng ngừa được các bệnh lý về mắt còn em bé sau này được sinh ra cũng có đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn.

2. Một số rủi ro khi ăn cá ngừ cần chú ý

Mặc dù lợi ích của cá ngừ mang lại cho thai kỳ là tương đối rõ nhưng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này vì hệ lụy sinh ra từ đó chính là sự tăng lên của hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Có một thực tế đáng ngại hiện nay là hậu quả từ ô nhiễm công nghiệp đang khiến cho mức độ thủy ngân trong cá đang có chiều hướng tăng dần. Hầu hết các loại cá biển đều chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định và loại cá nào có kích thước càng lớn, có vị trí càng cao ở chuỗi thức ăn thì nó lại càng nhiều hàm lượng thủy ngân.

Nếu lo lắng về hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ bà bầu có thể chọn bổ sung các loại hải sản khác để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ

Nếu lo lắng về hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ bà bầu có thể chọn bổ sung các loại hải sản khác để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ

Cá ngừ thuộc dòng cá săn mồi có tuổi thọ cao nên trong thịt của nó sẽ tích lũy hàm lượng thủy ngân đáng kể. Phụ nữ mang thai nếu hấp thụ quá lớn hàm lượng này rất dễ gây hại cho sự phát triển của thai nhi như:

- Tổn hại hệ thần kinh và não bộ.

- Tổn thương tim thai.

- Bị suy giảm chức năng miễn dịch, chậm phát triển, có nguy cơ mắc một số loại dị dạng vật lý.

- Chất biphenyl polyclorinated và dioxin trong cá ngừ còn được xem là chất gây ô nhiễm môi trường, nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể người mẹ rất dễ tác động xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.

- Thị lực suy giảm.

FDA Hoa Kỳ khuyến cáo, thai phụ có thể ăn cá ngừ nhưng không nên quá 225 - 340g/tuần. Mặt khác, tùy vào loại cá ngừ mà thai phụ cũng cần chú ý đến hàm lượng tiêu thụ phù hợp như đã chia sẻ ở trên đồng thời nên ăn kết hợp với các loại thức ăn khác để tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi Ngoài ra, thai phụ cũng không nên ăn cá ngừ sống để tránh rủi ro nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Như vậy, bà bầu ăn cá ngừ được không, câu trả lời là có nhưng phụ thuộc vào cách chế biến và lượng cá ngừ sử dụng khi ăn. Nguy cơ xảy ra rủi ro sẽ rất khó tránh nếu như bà bầu tiêu thụ cá ngừ với hàm lượng vượt mức.

Qua nội dung bài viết này mong rằng vấn đề bà bầu ăn cá ngừ được không sẽ được chú ý hơn. Nếu lo ngại về những rủi ro có thể gặp phải khi ăn cá ngừ quá nhiều thì thai phụ có thể thay thế bằng những loại cá khác để vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ mà không phải lo lắng về vấn đề thủy ngân chứa trong cá ngừ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ