Tin tức

Cắn hở là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị cắn hở

Ngày 10/03/2022
Tuy là một tình trạng răng miệng phổ biến nhưng có rất ít người bệnh biết thông tin về cắn hở. Vậy cắn hở là gì? Nguyên nhân nào gây ra cắn hở với người bệnh? Hay các điều trị tình trạng này là gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin chính xác nhất về bệnh lý này nhé!

1. Cắn hở là gì?

“Cắn hở là gì?” hay “cắn hở là như thế nào?” là những câu hỏi chung được người bệnh tìm hiểu sau khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Bởi trên thực tế, có rất ít người hiểu và biết rõ các thông tin về bệnh lý này.

Cắn hở hay còn gọi là khớp cắn hở sẽ xảy ra khi hàm trên và hàm dưới của răng không chạm được vào phía trước hoặc phía sau của miệng khi hàm đã đóng vào hoàn toàn. Điều này thường gây ra các khe hở trong cấu trúc giữa các răng, thậm chí, có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi hàm ở trạng thái nghỉ.

Cắn hở là tình trạng các nhóm răng của hai hàm không khớp nhau khi ở trong trái đóng hàm hoàn toàn

Cắn hở là tình trạng các nhóm răng của hai hàm không khớp nhau khi ở trong trái đóng hàm hoàn toàn

Về phân loại, cắn hở được chia thành hai loại là:

  • Cắn hở trước: là tình trạng các răng cửa của hàm trên không thể chạm vào nhóm răng cửa tại hàm dưới khi hàm đã đóng hoàn toàn hoặc trong trạng thái nghỉ ngơi.

  • Cắn hở sau: là tình trạng các răng hàm không thể chạm vào nhau dù người bệnh đóng hàm hoàn toàn hoặc đang trong trạng thái nghỉ.

2. Các dấu hiệu đặc trưng khi bị khớp cắn hở là gì?

Các dấu hiệu có thể xuất hiện khi người bệnh bị khớp cắn hở gồm có:

  • Các nhóm răng cửa hàm trên và hàm dưới đều không thể chạm vào nhau dù đã đóng hàm hoàn toàn.

  • Phần cung răng cửa của hàm trên thường sẽ có dạng chữ V đặc trưng.

  • Khi cắn hở gây “vẩu” ở người bệnh, các đường nối phần trán - mũi - cằm thường bị gấp khúc hoặc không có sự hài hòa.

  • Người bệnh gặp các vấn đề về giọng nói, phát âm. Đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • Khó khăn trong việc nhai thức ăn. Có cảm giác đau hoặc buốt khi cắn, nhai.

3. Nguyên nhân gây ra cắn hở là gì?

Nguyên nhân gây ra khớp cắn hở là gì? Tại sao người bệnh lại bị cắn hở? Theo các chuyên gia, cắn hở thường xảy ra bởi những nguyên nhân chính sau:

  • Khớp cắn hở có thể xảy ra do yếu tố di truyền của gia đình. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ có thể can thiệp thực hiện các phẫu thuật chỉnh hình răng hàm khi cắn hở có biểu hiện rõ nét.

  • Cắn hở do răng thường không gây ra do các sai lệch hay khiếm khuyết trong cấu trúc xương hàm. Tình trạng xảy ra là do răng mọc sai hướng, mọc chéo, lệch hoặc lẫn lộn vào nhau hay mọc về phía trước quá nhiều.

  • Căn hở do xương hàm có xu hướng chúc xuống một cách bất thường. Người bệnh bị cắn hở trong trường hợp này thường gây ra vấn đề mặt bị dài.

  • Do ảnh hưởng bởi các thói quen xấu của trẻ từ nhỏ. Ví dụ như đẩy lưỡi, ngậm núm vú kéo dài, mút tay,... Theo thời gian, các thói quen này được thực hiện quá lâu và liên tục khiến hàm không thể khớp nhau và gây tình trạng cắn hở.

Cắn hở có thể xảy ra do cấu trúc, sắp xếp không ổn định của răng

Cắn hở có thể xảy ra do cấu trúc, sắp xếp không ổn định của răng

4. Cách điều trị cắn hở phổ biến dành cho người bệnh

Cắn hở khi được duy trì kéo dài có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng, khả năng nhai - phát âm - giao tiếp hoặc làm mất thẩm mỹ. Chính vậy, việc điều trị là thực sự cần thiết. Vậy các phương pháp điều trị bổ biến cho cắn hở là gì?

Theo các chuyên gia, khớp cắn hở là hoàn toàn có thể điều trị và cải thiện được. Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán một cách chính xác nhất về tình trạng, giai đoạn phát triển của cắn hở và nguyên nhân gây ra. Điều này giúp bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Giai đoạn cắn hở bắt đầu hình thành

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ đưa ra các đánh giá về nguyên nhân gây ra cắn hở là gì. Từ đó đưa ra phương hướng khắc phục. Ví dụ như:

  • Trẻ xuất hiện các thói quen xấu sẽ đưa ra phương án khắc phục hay các dụng cụ hỗ trợ mà bố mẹ có thể áp dụng cho bé.

  • Cắn hở nếu gây ra bởi xương, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các hàm nới giúp làm rộng cung hàm và giúp hai hàm có thể đóng khít lại với nhau.

Giai đoạn cắn hở đã hình thành

Căn cứ vào tình trạng đang diễn ra của khớp cắn hở, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể sau đây với người bệnh:

Niềng răng

Các niềng răng với mắc cài kim loại sẽ được sử dụng và cần đạt được 3 mục đích chính là:

  • Nối đủ rộng cho cung răng cửa của hàm trên.

  • Làm lún răng cối.

  • Giúp làm trồi phần răng cửa của cả hàm trên và hàm dưới.

Thông thường, các mắc cài kim loại sẽ giúp tăng lực siết, làm căng chỉnh các răng. Từ đó, khiến tạo một khớp cắn hài hoàn mà không gây ra các tác động xấu tới cấu trúc răng cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 

Niềng răng với mắc cài kim loại giúp tăng hiệu quả điều trị khớp cắn hở với người bệnh

Niềng răng với mắc cài kim loại giúp tăng hiệu quả điều trị khớp cắn hở với người bệnh

Răng sứ

Làm răng sứ được đánh giá là một trong những phương pháp khắc phục cắn hở cấp tốc nhưng cũng vô cùng hiệu quả. Trung bình, tình trạng cắn hở sẽ được khắc phục chỉ sau 2 - 3 ngày. 

Song phương pháp này cũng sẽ có tác động tới men răng của người bệnh và có chi phí khá cao.

Bọc răng sứ là giải pháp “cấp tốc” cho người bị cắn hở

Bọc răng sứ là giải pháp “cấp tốc” cho người bị cắn hở

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật hàm thường được chỉ định trong trường hợp cắn hở gây ra bởi hàm hay do yếu tố bẩm sinh, di truyền. Trong trường hợp cắn hở do cả răng và xương gây ra, người bệnh có thể phải thực hiện đồng thời các phẫu thuật và niềng răng để khắc phục tình trạng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi cắn hở là gì hay các thắc mắc liên quan đến tình trạng này. Hy vọng rằng đây sẽ là những chia sẻ thực sự hữu ích.

Để khắc phục khớp cắn hở hiệu quả, người bệnh nên thực hiện thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị tại những đơn vị y tế uy tín nhất. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC hoàn toàn là một địa chỉ tin cậy mà bạn có thể tin tưởng. Với sự trang bị đầy đủ về hệ thống cơ sở vật chất, phương pháp thăm khám và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, MEDLATEC mang đến cho khách hàng dịch vụ thăm khám an toàn - đảm bảo và cực kỳ nhanh chóng. 

Để được đăng ký thăm khám, điều trị cắn hở hàm hay các bệnh lý về răng miệng khác, vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khoá: Cắn hở là gì

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ