Tin tức
Chỉ số MCH là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
- 23/03/2022 | Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào?
- 24/06/2024 | MCH trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này tăng hoặc giảm báo hiệu điều gì?
- 01/08/2023 | Chỉ số MCV và MCH thấp nói lên điều gì?
- 01/09/2023 | Chỉ số MCH thấp hoặc cao nói lên điều gì?
- 01/09/2023 | MCV, MCH, MCHC giảm nói lên điều gì?
1. Chỉ số MCH là gì? Tăng và giảm vì những nguyên nhân nào?
MCH chính là thuật ngữ để chỉ lượng huyết sắc tố trung bình trong một tế bào hồng cầu và chỉ số này được xác định nhờ kết quả xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này thường dao động ở mức từ 27 - 33 picogram (pg)/tế bào.
Chỉ số MCH cao hay thấp đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe bất thường
1.1. Chỉ số MCH thấp
Chỉ số MCH thấp hơn giá trị tiêu chuẩn là do những nguyên nhân như sau:
- Do tình trạng thiếu sắt. Sắt giúp tạo ra huyết sắc tố. Tuy nhiên, khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt, chỉ số MCH trong máu sẽ thấp hơn bình thường. Đây là vấn đề thường gặp ở những người bị thiếu dinh dưỡng hoặc đang trong giai đoạn ăn chay.
- Ngoài thiếu máu do thiếu sắt, chỉ số MCH thấp còn có thể do một số nguyên nhân khác như phẫu thuật dạ dày, tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới, bệnh Celiac,... Bên cạnh đó, nếu như bạn không cung cấp đầy đủ vitamin B và một số vitamin quan trọng khác thì khả năng hấp thụ sắt của cơ thể cũng sẽ bị giảm sút và dẫn đến tình trạng thiếu sắt, chỉ số MCH giảm thấp.
- Ở giai đoạn đầu hoặc ở những trường hợp có chỉ số MCH giảm không đáng kể thì người bệnh thường không có triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được phát hiện sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển, chỉ số MCH ngày càng thấp thì biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn.
Một số biểu hiện khi chỉ số MCH có thể kể đến như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt, bầm tím,...
1.2. Chỉ số MCH tăng cao
Kết quả chỉ số MCH tăng cao hơn bình thường có thể là do một số nguyên nhân như sau:
- Bệnh thiếu máu ác tính.
- Cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12, axit folic.
- Mắc phải bệnh về gan.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức.
- Thường xuyên uống bia rượu.
- Uống nhiều thuốc chứa estrogen;
- Do biến chứng của bệnh ung thư.
- Tình trạng nhiễm trùng.
MCH giảm có thể do thiếu máu ác tính
Người có chỉ số MCH tăng cao thường gặp phải một số biểu hiện như sau mất tập trung, tim đập nhanh, hay mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm cân bất thường, móng tay và móng chân dễ bị nứt gãy, da nhợt nhạt, người bệnh gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa,...
2. Xét nghiệm MCH cần lưu ý những vấn đề gì?
Để đảm bảo quá trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng thuận tiện và đảm bảo kết quả chỉ số xét nghiệm MCH chính xác, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không uống thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Nếu lỡ uống thuốc thì cần thông báo với bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Nên nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm
Không uống bia rượu trước khi xét nghiệm
- Không dùng chất kích thích, uống bia rượu, hút thuốc lá hay uống cà phê,... trước khi xét nghiệm máu,...
3. Một số lưu ý giúp chỉ số MCH được cân bằng
- Nên thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra và theo dõi chỉ số MCH. Nếu cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ MCH tăng cao hoặc giảm thấp, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu, xác định chính xác chỉ số MCH và tìm nguyên nhân khiến chỉ số này tăng hay giảm bất thường. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và chỉ số MCH sẽ dần ổn định.
- Nếu chỉ số MCH thấp là do thiếu sắt: Cần điều chỉnh chế độ ăn, cung cấp đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, ưu tiên các thực phẩm chứa sắt cho cơ thể và bổ sung thêm các loại vitamin có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại.
Trường hợp cơ thể xuất hiện nhiều biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, thường xuyên chóng mặt, da nhợt nhạt,... người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Trường hợp chỉ số MCH tăng cao bất thường: Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, người bệnh cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
- Lưu ý, ngay cả khi chỉ số MCH đã được cân bằng trở lại, sức khỏe của người bệnh đã ổn định và không xuất hiện các triệu chứng bất thường, thì vẫn cần thực hiện xét nghiệm, thăm khám sức khỏe định kỳ.
MEDLATEC địa chỉ xét nghiệm máu an toàn, chính xác
Ngoài việc hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm MCH, bạn cũng cần tham khảo và lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi thực hiện xét nghiệm này. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với nhiều chi nhánh trên toàn quốc chính là đơn vị y tế đáng tin cậy mà bạn có thể hoàn toàn khi lựa chọn.
Đội ngũ bác sĩ tại MEDLATEC có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh. Các loại máy xét nghiệm của MEDLATEC rất hiện đại, được nhập khẩu từ những hãng uy tín trên thế giới. Do đó, khách hàng có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm tại đây.
Nhân viên y tế của MEDLATEC được đào tạo bài bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. Khách hàng khi đến với MEDLATEC sẽ được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, từ đó tạo ra tâm lý thoải mái và an tâm trong suốt quá trình thăm khám.
Ngoài dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại các phòng khám, bệnh viện, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức khi kiểm tra sức khỏe.
Để đăng ký sử dụng các dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!