Tin tức

Cùng mẹ tìm hiểu về các mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Ngày 07/12/2021
Trước khi nói ra được những từ ngữ đầu tiên, trẻ sẽ phải mất một thời gian để quan sát, lắng nghe mọi người xung quanh. Quá trình tập nói của trẻ sẽ được đánh dấu bằng những mốc quan trọng. Cha mẹ nên hiểu rõ về các mốc tập nói của trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc, hỗ trợ con phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời sớm phát hiện được những vấn đề khác thường ở trẻ để kịp thời xử lý. 

1. Các mốc tập nói của trẻ

Dưới đây là các mốc tập nói của trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua: 

  • 3 tháng đầu đời của trẻ

Hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ với chúng ta đó là tiếng khóc chào đời. Sau đó, tùy thuộc vào tính cách của từng đứa trẻ, tùy thuộc vào từng tiếng kêu của trẻ mẹ có thể hiểu được những nhu cầu của trẻ. Chẳng hạn, trẻ sẽ khóc khi thấy đói, hoặc khi trẻ khóc nhiều nhưng khóc ngắt quãng có thể là do bé đang cảm thấy khó chịu chẳng hạn như bé khó chịu cần được thay tã hoặc bé muốn đi ngủ. 

Hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ với chúng ta đó là tiếng khóc chào đời

Hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ với chúng ta đó là tiếng khóc chào đời

Khi lớn hơn, bé có thể phát ra những âm thanh phong phú và ngộ nghĩnh, đôi khi là cả những tiếng thở dài vô cùng đáng yêu. Lúc này bé cũng đã có thể hiểu được một chút về ngôn ngữ và ngôn từ phát ra từ mọi người xung quanh. Bé hướng về phía người đang nói chuyện với mình nhận ra có tiếng nói của mọi người trong phòng bằng cách quay về phía có âm thanh phát ra. 

  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bập bẹ được những tiếng đầu tiên. Bé có thể nói được cả phụ âm và nguyên âm, chẳng hạn như ba ba, ya ya, ma ma. Khoảng 6 tháng tuổi, khi nghe mọi người xung quanh gọi tên mình, bé đã nhận biết được và có phản ứng lại. Bé luôn nỗ lực hết sức để phát ra âm thanh bằng cách dùng lưỡi, răng, vòm miệng  cũng như thanh quản của mình. 

Ở giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bập bẹ được những tiếng đầu tiên

Ở giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bập bẹ được những tiếng đầu tiên

  • Từ 7 đến 12 tháng

Ở giai đoạn này, bé đã có thể bập bẹ theo âm thanh mà mình nghe được và bắt chước nói lại sao cho giống. 

  • Từ 13 đến 18 tháng

Từ 13 đến 18 tháng tuổi, bé đã có thể nói chuyện với mẹ và nhận ra những từ ngữ có ý nghĩa. Bé có thể nói một hoặc nhiều từ cùng lúc. Đặc biệt, bé còn biết cách lên xuống giọng để hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. 

  • Từ 19 đến 24 tháng

Ở giai đoạn này, bé có thể nói được khoảng 50 từ. Mặt khác, bé cũng phát triển rất tốt về kỹ năng hiểu ngôn ngữ. Bé có xu hướng quan sát và lắng nghe nhiều hơn để học thêm được nhiều từ mới. Bé luôn thích thú vì có thể diễn đạt được những gì mình muốn nói và cảm giác mình trưởng thành hơn, mong muốn được làm những điều mình thích.

  • Từ 25 đến 36 tháng tuổi:

Vốn từ ngữ của bé trong giai đoạn này phát triển nhanh chóng. Bé bắt đầu biết cách xưng hô với mọi người xung quanh. Bé đã bắt đầu nói được những câu đơn giản. Chẳng hạn như “con muốn đi chơi”. Giai đoạn này bé sẽ nói rất nhiều và không ngừng hỏi mẹ về những điều mới mẻ trong cuộc sống, thậm chí còn đưa ra những bình luận hết sức đáng yêu, thú vị. 

2. Hướng dẫn bố mẹ cách hỗ trợ các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Trẻ có thể hiểu được những lời mà người lớn nói trước khi chúng nói được những từ đó một cách rõ ràng. Thời gian đầu học nói, bé đã hiểu được khoảng 25 từ nhưng chỉ dùng 1 đến 2 từ. Vì thế, mẹ nên hỗ trợ các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh để giúp con phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Mẹ nên lưu ý những điều sau: 

- Hãy thường xuyên nói chuyện với con: Điều này không có nghĩa là mẹ phải nói chuyện với con không ngừng mà đơn giản chỉ là ở bên con nhiều hơn để trò chuyện cùng con. Mô tả cho con nghe những điều mình đang làm, đặt ra những câu hỏi cho con để tương tác với con nhiều hơn, hoặc có thể hát cho con nghe. 

Mẹ nên đọc truyện cho con mỗi ngày

Mẹ nên đọc truyện cho con mỗi ngày

- Đọc sách cho con: Đây là phương pháp rất tuyệt vời mà mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ con, giúp con phát triển vốn từ vựng. Hơn nữa, thường xuyên nghe mẹ đọc sách cũng giúp bé hiểu được cách sắp xếp câu chữ, hiểu được quy tắc ngôn ngữ. Giọng đọc truyền cảm của mẹ sẽ giúp con hứng thú hơn với câu chuyện và hiểu trọn vẹn nội dung của câu chuyện. 

- Luôn luôn quan sát và lắng nghe: Mẹ nên quan sát, lắng nghe để hiểu con nhiều hơn. Khi bé bập bẹ, nhìn vào mắt mẹ và muốn nói một điều gì đó. Mẹ hãy quan sát con nhiều hơn và khuyến khích con nói nhiều hơn. 

Cho dù bạn chưa hiểu những điều bé nói, hãy kiên nhẫn và cố gắng thấu hiểu con. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng nói lại cho bé những gì mình đoán được và hỏi con có đúng như vậy không. Đồng thời mẹ cũng nên khen ngợi những nỗ lực tập nói của trẻ. Đặc biệt là hãy bổ sung cho trẻ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để bé có nền tảng phát triển một cách tốt nhất. 

Mẹ nên chơi với trẻ nhiều hơn để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Mẹ nên chơi với trẻ nhiều hơn để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

- Lưu ý nếu trẻ có biểu hiện chậm nói

Khi hiểu rõ về các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh, mẹ sẽ có thể nhận biết sớm biểu hiện chậm nói của trẻ. Mẹ nên làm những điều sau nếu trẻ chậm nói

+ Kiểm tra thính giác của trẻ: Nếu trẻ có vấn đề về thính giác bẩm sinh thì có nguy cơ cao dẫn đến chậm nói.

+ Tìm gặp các chuyên gia về trẻ em: Tình trạng rối loạn phát âm ngôn ngữ hoặc rối loạn về giọng nói,... có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói. Lúc này, nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia để trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm. Mẹ cũng nên áp dụng những trò chơi ngôn ngữ để cải thiện về giọng nói cũng như kỹ năng ngôn ngữ cho con. 

Như vậy, mẹ đã hiểu rõ hơn về các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ