Tin tức

Đa u tủy xương sống được bao lâu và phương pháp điều trị bệnh

Ngày 27/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư dòng tế bào, chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp ung thư máu song tỉ lệ tử vong cao do bệnh tiến triển nhanh, thường phát hiện muộn nên điều trị không đạt hiệu quả tốt. Những năm gần đây, những phương pháp điều trị mới ra đời có hiệu quả tốt, giúp bệnh nhân đa u tủy xương kéo dài thời gian sống, phục hồi sức khỏe tốt. Vậy nếu điều trị tích cực đúng phương pháp, bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu? 

1. Băn khoăn của nhiều bệnh nhân: đa u tủy xương sống được bao lâu?

Đa u tủy xương là bệnh ung thư máu ác tính liên quan đến những tế bào trong hệ tạo huyết, có chức năng tiết ra kháng thể. Bệnh lý ung thư máu này được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển bệnh nhanh cùng triệu chứng bệnh dai dẳng, ảnh hưởng lớn nhất là khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm.

Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư máu tiến triển nhanh

Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư máu tiến triển nhanh

Ngoài gặp phải biến chứng do đa u tủy xương, bệnh nhân còn phải đối mặt và điều trị tích cực với các bệnh lý khác khi hệ miễn dịch yếu. Ban đầu, dấu hiệu bệnh bao gồm suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gầy sút, đau xương sườn, đau xương khớp, nhức đầu, khó ăn uống,... 

Khi bệnh nặng hơn, suy nhược cơ thể cũng rõ ràng hơn, bệnh nhân bị đau khắp các xương toàn thân. Cơn đau nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng và không đáp ứng với thuốc giảm đau khiến người bệnh suy kiệt cơ thể nhanh.

Bệnh nhân đa u tủy xương có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm gây tử vong nhanh chóng như: nhiễm trùng phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, chèn ép tủy gây liệt chi dưới, liệt dây thần kinh sọ, rối loạn tâm thần,... Bên cạnh đó là nhiều biến chứng máu nghiêm trọng dẫn đến chảy máu không ngừng, suy tủy,...

Đa u tủy xương gây suy nhược cơ thể và đau nghiêm trọng

Đa u tủy xương gây suy nhược cơ thể và đau nghiêm trọng

Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh nhân mắc đa u tủy xương trung bình sống được 5.5 năm kể từ khi phát hiện bệnh và điều trị. Tuy nhiên để kéo dài thời gian sống trên mức trung bình này, cần nhiều yếu tố như: phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực, khả năng đáp ứng điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,...

Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân đa u tủy xương như sau:

Giai đoạn bệnh

Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng muộn thì thời gian sống càng ngắn. Một bệnh nhân nếu chỉ có một khối u bướu tương bào đơn độc, tỉ lệ sống trên 5 năm đạt đến 75%, ngược lại nếu khối u rải rác tỉ lệ này chỉ còn 53%.

Độ tuổi

Theo số liệu thống kê, những bệnh nhân đa u tủy xương được chẩn đoán bệnh khi dưới 49 tuổi có tỷ lệ sống cao hơn những người phát hiện bệnh khi lớn tuổi. Điều này có liên quan đến tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh rầm rộ, nghiêm trọng xuất hiện nhiều vào giai đoạn muộn của bệnh, do vậy tiên lượng sống ngắn hơn so với bệnh nhân triệu chứng chưa thấy rõ.

Khả năng đáp ứng điều trị

Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, nếu đáp ứng tốt với điều trị, bệnh được đẩy lùi thì thời gian sống cũng kéo dài hơn. Sau khi điều trị tích cực, bệnh nhân có thể chuyển sang dùng thuốc duy trì và có được cuộc sống giống với người bình thường.

Tiên lượng sống của bệnh nhân đa u tủy xương còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị

Tiên lượng sống của bệnh nhân đa u tủy xương còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị

Gánh nặng khối u

Gánh nặng khối u liên quan đến các yếu tố như: tăng canxi máu, thiếu máu nặng, suy thận, tổn thương nhiều xương,... Yếu tố này dùng để đánh giá tiên lượng sống cho bệnh nhân đa u tủy xương, cụ thể người có gánh nặng khối u thấp, thận ít tổn thương, ít tế bào huyết tương trong tủy thường đáp ứng điều trị tốt hơn các trường hợp khác.

Rất nhiều bệnh nhân đa u tủy xương có thời gian sống kéo dài đến hàng chục năm với cuộc sống bình thường sau khi phát hiện và điều trị bệnh tích cực. Như vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay từ đầu có vai trò quan trọng trong kéo dài sự sống và sức khỏe cho bệnh nhân.

2. Phương pháp điều trị đa u tủy xương hiệu quả hiện nay

Lựa chọn phương pháp điều trị đúng là điều quan trọng để bệnh nhân có thể chữa khỏi bệnh, kéo dài sự sống và sức khỏe. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương đang được ứng dụng phổ biến:

2.1. Điều trị đa u tủy xương với bệnh nhân giai đoạn sớm

Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, khi chưa có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần điều trị ngay. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm, kiểm tra khi tái khám để bác sĩ đánh giá và chỉ định điều trị theo tình hình bệnh.

Bệnh nhân đa u tủy xương giai đoạn đầu sẽ được theo dõi và điều trị ngăn ngừa bệnh tiến triển

Bệnh nhân đa u tủy xương giai đoạn đầu sẽ được theo dõi và điều trị ngăn ngừa bệnh tiến triển

Nếu có dấu hiệu loãng xương, bệnh nhân cần truyền bisphosphnate định kỳ để đảo ngược quá trình loãng xương. Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp điều trị trúng đích cũng được áp dụng để ngăn ngừa khối u phát triển.

2.2. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân đa u tủy xương có triệu chứng

Các phương pháp điều trị này hướng đến mục tiêu kiểm soát khối u, giảm triệu chứng bệnh cụ thể gồm:

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp truyền các hóa chất có tác dụng tiêu diệt tế bào khối u vào cơ thể, điển hình như các thuốc melphalan, doxorubicin, etoposide, cisplatin,... Hóa trị thường áp dụng kết hợp với các liệu pháp khác để tăng hiệu quả.

Liệu pháp trúng đích

Liệu pháp điều trị này đã được chứng minh giúp tăng đáng kể thời gian sống cho bệnh nhân, có thể áp dụng điều trị duy trì. Thuốc điều trị sẽ tác động lên gen, protein hoặc môi trường cụ thể liên quan đến sự phát triển của khối u, từ đó ức chế bệnh hiệu quả.

Liệu pháp miễn dịch

Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị kích thích hệ thống miễn dịch nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế máu nuôi khối u phát triển. 

Liệu pháp miễn dịch có kết quả tốt trong điều trị đa u tủy xương

Liệu pháp miễn dịch có kết quả tốt trong điều trị đa u tủy xương

Thuốc điều chỉnh xương

Bệnh đa u tủy xương thường khiến xương yếu, gãy,... nên thuốc điều chỉnh xương được dùng để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa biến chứng về xương.

Thuốc Steroid

Nhóm thuốc này có thể điều trị đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị, thuốc điều trị trúng đích,... để giảm gánh nặng cho tế bào huyết tương, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Ghép tủy

Ghép tủy giúp thay thế tế bào ung thư trong tủy xương, từ đó hoạt động tạo máu sẽ diễn ra bình thường, đảm bảo miễn dịch tốt hơn. Đây là phương pháp đem lại hy vọng sống tốt cho bệnh nhân đa u tủy xương.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao chiếu từ bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư bên trong, có tác dụng tốt trong giảm đau nhức xương, tăng hiệu quả cho hóa trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật không thường được sử dụng trong điều trị đa u tủy xương do bản chất tế bào ung thư là tế bào tạo máu trong tủy xương. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, phương pháp này cũng được áp dụng để kéo dài sự sống, giảm triệu chứng bệnh.

 Hi vọng qua bài viết này, MEDLATEC đã giúp bạn đọc nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến đa u tủy xương sống được bao lâu cũng như biện pháp để kéo dài thời gian sống. Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.