Tin tức

Dấu hiệu của bệnh đau xương cụt cần phải ghi nhớ để biết cách điều trị

Ngày 22/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xương cụt là bộ phận nằm ở đoạn cuối cùng của cột sống. Bệnh đau xương cụt có thể xuất phát từ những chấn thương cơ, dây chằng xung quanh hoặc ngay tại chính xương cụt. Phần lớn cơn đau sẽ đỡ dần sau khoảng một thời gian nhưng đôi khi lại kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

1. Tổng quan về bệnh đau xương cụt

Xương cụt nằm dưới xương cùng, vị trí cuối cùng của cột sống và do 3 - 5 đốt sống tạo thành. Xương cùng, xương cụt và khung xương chậu là nơi bám của một số loại cơ, gân, dây chằng và đây là vùng gánh vác toàn bộ sức nặng của cơ thể khi chúng ta ngồi xuống.

Tỷ lệ người trưởng thành có hình dáng xương cụt hơi cong chứ không thẳng đứng chiếm khoảng ⅔ dân số. Tuy nhiên nếu bị cong quá mức sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh đau xương cụt.

Hình ảnh mô phỏng kết cấu xương cụt

Hình ảnh mô phỏng kết cấu xương cụt

Bệnh đau xương cụt xuất hiện ở xung quanh khu vực xương cụt và cơn đau lan đến trên khe hở ở mông. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ do co thắt cơ. Bệnh khởi phát khi chúng ta ở tư thế ngồi lâu, khi chơi thể thao và cơn đau có thể lan dần lên lưng hoặc xuống dưới chân. Nhìn chung, phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt là gì mà bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:

  • Mất cảm giác;

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Yếu cơ;

  • Triệu chứng đường  tiêu hóa:  đau trực tràng, đau quặn bụng,... 

2. Bệnh đau xương cụt là do đâu gây nên?

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt có thể bạn chưa biết:

  • Tư thế ngồi không đúng: ngồi gù, xiêu vẹo trong thời gian dài;

  • Chấn thương: do bị ngã, xô xát, mang vật nặng tì đè vào xương cụt;

  • Thoái hóa: tương tự như các loại xương khác trong cơ thể, xương cụt cũng không chống lại được  quy luật  của  thời gian và cũng bị lão hóa theo độ tuổi. Thoái hóa khiến sụn bị xơ hóa hình thành nên các gai xương chèn ép vào các khớp hoặc dây thần kinh xung quanh xương cụt; 

  • Xương cụt bị chèn ép, rối loạn chức năng sàn chậu: thường xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn mang thai;

 

Giai đoạn mang thai dễ khiến cho các mẹ bầu bị bệnh đau xương cụt

Giai đoạn mang thai dễ khiến cho các mẹ bầu bị bệnh đau xương cụt

  • Sinh con: trong quá trình chuyển dạ sinh thường có thể làm gãy hoặc chấn thương xương cụt;

  • Hộ chứng Levator: hội chứng này làm co thắt các cơ vùng hậu môn và ảnh hưởng tới hông, xương cụt và các khu vực xung quanh;

  • Bệnh ở cột sống: do thoái hóa đĩa đệm thắt lưng hoặc biến chứng hậu phẫu cột sống,...;

  • Tăng áp lực ổ bụng: do bị trĩ hoặc táo bón;

  • Nguyên nhân khác: khối u vùng chậu, nhiễm trùng, tăng sinh hoặc gai xương.

3. Các biện pháp dùng trong chẩn đoán bệnh đau xương cụt 

Các câu hỏi liên quan đến chấn thương vùng chậu, vùng hông và xương cụt (như sinh con, bị ngã,...) sẽ được bác sĩ khai thác để xác định nguyên nhân gây bệnh đau xương cụt. Tiếp đến là kiểm tra thực thể nhằm tìm ra các dấu hiệu khác ngoài nguyên nhân chấn thương như biến dạng, gãy xương, áp xe do nhiễm trùng hay có khối u.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, một số chỉ định cận lâm sàng cần thiết khác bao gồm:

  • Chụp CT vùng bụng chậu, chụp X-quang cột sống để kiểm tra xem xương có bị gãy hay không;

  • Chụp xạ hình xương, chụp MRI để chẩn đoán viêm hoặc u màng đệm - đây là một loại ung thư hiếm gặp.

4. Bệnh đau xương cụt khắc phục thế nào?

Trong phần lớn các trường hợp thì bệnh đau xương cụt có khả năng tự bình phục mà không cần điều trị. Nếu cần phải can thiệp y tế thì người bệnh sẽ chữa bệnh tại nhà với các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: 

  • Thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) hoặc thuốc nhóm NSAID (ibuprofen); Hoặc có thể dùng thuốc steroid và thuốc tê giúp phong bế dây thần kinh vùng xương cụt; 

  • Thuốc nhuận tràng: tránh phải rặn mạnh khi đi cầu hoặc khi táo bón;

  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày:

  • Cuối ngày nên tắm nước nóng để cơ bắp toàn thân được thả lỏng, thư giãn và giảm đau;

  • Tập luyện các động tác kéo giãn, tăng sự linh hoạt, dẻo dai ở vùng chậu và thắt lưng;

  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi;

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng vùng lưng dưới: vài lần/ngày, mỗi lần từ 20 - 30 phút;

  • Áp dụng các liệu pháp giúp giảm đau: nếu người bệnh không đáp ứng với những phương pháp nêu trên:

  • Sử dụng dịch vụ massage, thư giãn cơ, thực hiện bài tập nắn chỉnh, kéo giãn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu;

  • Kích thích điện thần kinh qua da;

  • Châm cứu;

  • Đối với những ca điều trị không cải thiện bệnh (rất hiếm) thì phải tiến hành phẫu thuật bằng cách cắt một phần hoặc toàn bộ xương cụt. Người bệnh phải dành ra vài tháng đến một năm để phục hồi sau phẫu thuật.

 

Massage sẽ giúp giảm triệu chứng đau xương cụt

Massage sẽ giúp giảm triệu chứng đau xương cụt

Xét về độ nguy hiểm thì bệnh đau xương cụt không nghiêm trọng tới mức đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên vì xương cụt là bộ phận có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể nên nếu bị đau sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nhất là cơn đau thường mang tính chất đau âm ỉ, có khi đau nhói hay thậm chí là đau như dao đâm. Cơn đau còn tăng nặng khi người bệnh thực hiện các tư thế như đứng lên, ngồi xuống, quan hệ tình dục hoặc khi đi đại tiện.

Cách phòng tránh nguy cơ bị bệnh đau xương cụt:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi trong mọi hoàn cảnh. Nếu công việc và việc học tập của bạn đòi hỏi phải ngồi lâu hàng giờ đồng hồ thì thỉnh thoảng bạn hãy đứng dậy đi lại và vận động để giảm áp lực lên vùng xương cụt;

  • Ngồi trên nệm có lỗ tròn ở giữa;

  • Thận trọng khi đi lại, hạn chế vấp ngã nhất là những người lớn tuổi.

Như vậy trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh đau xương cụt, phương pháp điều trị và các cách giảm thiểu nguy cơ chấn thương vùng xương cụt. Mong rằng chia sẻ từ các chuyên gia của MEDLATEC sẽ hữu ích đối với bạn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, quy tụ đội ngũ các chuyên  gia đầu ngành về Cơ xương khớp. Song song với đó, Bệnh viện còn được đầu tư, trang bị hệ thống máy móc chẩn đoán hiện đại như máy chụp X-quang, chụp Cộng hưởng từ CT, MRI, xạ hình xương... giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trong trường hợp bạn còn nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh đau xương cụt hoăc muốn được tư vấn thêm về các dịch vụ thăm khám những bệnh lý khác, hãy liên  hệ đến hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn túc trực 24/7 để giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám cùng chuyên gia cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.