Tin tức
Di chứng của bỏng có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?
1. Những nguyên nhân gây bỏng thường gặp
Bỏng là tổn thương da và niêm mạc Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây bỏng. Trong đó, phần lớn số ca nhiễm bỏng do sinh hoạt, sau đó đến các ca bị bỏng do tai nạn lao động, cuối cùng là những ca bị bỏng do tai nạn giao thông, do điều trị và do thiên tai,…
Phần lớn số ca nhiễm bỏng do sinh hoạt
Dưới đây là những tác nhân gây bỏng phổ biến:
Nhiệt ướt: Cụ thể như nước sôi, các loại thức ăn nóng có nhiệt độ đến 100 độ C, dầu mỡ đang sôi nóng ở nhiệt độ 180 độ C, hơi nóng của nồi áp suất,…
Nhiệt khô: Cụ thể như bỏng do lửa, bỏng do xăng cồn, hay bỏng do các kim loại nóng,...
Điện: Một số trường hợp bỏng do điện chẳng hạn như tiếp xúc với tia lửa điện hoặc luồng điện cao thế, bị trúng sét,... cũng có thể gây bỏng.
Hóa chất: Những chất oxy hóa, chất khử oxy các chất ăn mòn, chất kiềm,... cũng là những chất có thể gây bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp.
Bức xạ: Khi chịu ảnh hưởng bởi các loại tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia phóng xạ,... cũng có thể gây ra tình trạng bỏng.
2. Các mức độ tổn thương do bỏng
Dưới đây là 4 mức độ tổn thương do bỏng gây ra:
Mức độ 1: Đây là mức độ thấp nhất, tình trạng da bị tổn thương do bỏng được đánh giá là nhẹ nhất. Bỏng độ 1 cũng có thể được gọi là bỏng bề mặt. Lúc này, người bệnh chỉ bị ảnh hưởng ở lớp ngoài cùng của da và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
Cấp độ bỏng nặng có thể gây tổn thương nhiều đến sức khỏe người bệnh
Một số biểu hiện của bỏng độ 1 là xuất hiện tình trạng đỏ da, sưng, người bệnh cảm thấy đau, khi vết bỏng đang lành sẽ khô và có hiện tượng bong tróc da. Những trường hợp này có thể khỏi sau 3 đến 6 ngày.
Mức độ 2: Mức độ này nghiêm trọng hơn mức độ 1 vì những tổn thương do bỏng đã dần lan xuống lớp dưới của da. Một số biểu hiện người bệnh gặp phải là tình trạng da bị phồng rộp, tấy đỏ và sưng nhiều, đáng lo ngại hơn khi những nốt phồng rộp có thể bị hở và vết bỏng không khô mà có thể ẩm ướt.
Chính vì những nốt phồng rộp có thể bị hở nên bệnh nhân cần phải chăm sóc nhiều, tránh nguy cơ nhiễm trùng và giúp cho vết bỏng lành nhanh hơn. Những trường hợp bị bỏng ở mức độ 2 thường sẽ lành sau khoảng 3 tuần.
Mức độ 3: Đây là mức độ bỏng rất nghiêm trọng khi những tổn thương đã lan xuống cả những lớp da sâu hơn, có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu và nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Lúc này, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.
Mức độ 4: Lúc này, người bệnh phải chịu những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng của bỏng. Sự tổn thương ngày càng nghiêm trọng, lan xuống cả gân và xương.
3. Di chứng của bỏng của bỏng nguy hiểm như thế nào?
Bỏng có thể gây ra những vùng da bị hở và đây chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp nặng nhất là nhiễm trùng máu, gây sốc và tăng nguy cơ tử vong.
Băng vết thương bị bỏng để tránh nhiễm trùng
Những di chứng của bỏng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc và mức độ bỏng, vào vị trí, độ sâu và phương pháp điều trị ra sao. Trong đó, di chứng thường gặp nhất là những vết sẹo lồi, lõm, sẹo phì đại, sẹo co kéo, bên cạnh đó là di chứng dính tổ chức, tình trạng loét thiểu dưỡng và thậm chí là ung thư hóa trên nền sẹo,...
Trong trường hợp những vết sẹo ở các vị trí liên quan tới cơ quan vận động như khớp cánh tay, bàn tay, chân,... thì người bị bỏng sẽ có thể đối mặt với sự giới hạn chức năng các khớp.
Hơn nữa, những vết bỏng sẽ có thể lan ra khá rộng và gây những ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể. Chẳng hạn như các trường hợp bị bỏng ở bàn tay, tổn thương da mô xung quanh hoại tử, có thể phải tháo bỏ hoại tử cả các ngón tay khiến chúng dính vào nhau. Những trường hợp này cần được phẫu thuật phục hồi và những ca phẫu thuật này rất phức tạp.
Di chứng của bỏng không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ của người bệnh và khiến họ gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý.
4. Phương pháp điều trị di chứng của bỏng
Mục đích của các phương pháp điều trị di chứng bỏng bao gồm cải thiện sức khỏe cho người bệnh, phục hồi thẩm mỹ và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
4.1 Các phương pháp điều trị di chứng do bỏng
Dùng thuốc: Một số loại thuốc bôi tại chỗ hoặc tiêm vào sẹo có tác dụng làm mờ các vết sẹo bỏng.
Vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh
Biện pháp cơ học: Với những trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được băng ép tạo lực, sử dụng các dụng cụ cố định tứ chi, cổ,...
Liệu pháp vật lý: Bao gồm siêu âm, điện xung giảm đau sẹo, sử dụng laser CO2, áp lạnh cục bộ, chiếu tia X,...
Phẫu thuật: Một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật chuyển vạt da, ghép da, giãn tổ chức để phục hồi chức năng thẩm mỹ. Những trường hợp nghiêm trọng cần được phẫu thuật từng đợt, điều trị lâu dài, có thể kết hợp với liệu pháp vận động để bệnh nhân được phục hồi chức năng các cơ quan.
4.2 Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau di chứng của bỏng
Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho người bệnh, trong đó có kế hoạch điều trị vật lý trị liệu nhằm giúp bệnh nhân được phục hồi chức năng sau bỏng. Những bài tập cụ thể sẽ giúp bệnh nhân có thể chống lại các di chứng do sẹo bỏng gây ra.
Ngoài ra, tâm lý người bệnh cũng là điều cần chú ý đặc biệt. Người bệnh cần được quan tâm để bớt tâm lý tự ti về ngoại hình và sớm hòa nhập, giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh.
Hãy gọi đến số 1900 56 56 56, các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn tư vấn nhiều hơn về các di chứng của bỏng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!