Tin tức

Địa chỉ khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa các cặp đôi nên biết

Ngày 31/07/2023
Vũ Thị Thu Hương
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hoạt động cần thiết đối với mọi cặp đôi trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ về hoạt động này. Nếu bạn đang loay hoay trong việc tìm hiểu về địa chỉ khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa và cần được cung cấp các thông tin cơ bản về khám tiền hôn nhân thì bài viết sau chính là dành cho bạn.

1. Tầm quan trọng của khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hoạt động kiểm tra sức khỏe thường được các cặp đôi thực hiện trước khi kết hôn, hoặc trước thời điểm họ quyết định mang thai. Tuy nhiên những người đang ở độ tuổi sinh sản hay người ngoài 30 tuổi chưa từng kết hôn trước đó cũng có thể đăng ký dịch vụ thăm khám này. Đây là hình thức kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp các cặp đôi có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mình để chuẩn bị tốt cho tương lai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì nam giới và nữ giới trước khi kết hôn ít nhất 3 - 6 tháng nên đi khám tiền hôn nhân. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai người, cụ thể là:

       Giúp đối phương có thể hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bạn đời và đưa ra những quyết định đúng đắn;

       Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết hơn về kế hoạch mang thai, cơ thể người mẹ có đủ điều kiện để sinh nở hay không. Đối với những trường hợp các cặp đôi chưa muốn có thai ngay thì bác sĩ cũng sẽ tư vấn các cách tránh thai hiệu quả, an toàn nhất;

       Khám tiền hôn nhân còn có tác dụng kịp thời phát hiện những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm cả các bệnh liên quan đến gen di truyền, đánh giá chất lượng trứng, tinh trùng của bố và mẹ, các bệnh truyền nhiễm để kịp thời điều trị, phòng ngừa rủi ro lây nhiễm cho thai nhi.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với các cặp đôi

Khám sức khỏe tiền hôn nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với các cặp đôi

2. Các bước khám sức khỏe tiền hôn nhân

Sau đây là những danh mục chính thường được chỉ định khi thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân:

2.1. Khám sức khỏe tổng quát

Khám tiền hôn nhân không chỉ tập trung vào khám sức khỏe sinh sản mà còn bao gồm cả khám sức khỏe tổng quát. Bởi vì cơ thể của cả bố và mẹ nếu gặp phải bệnh lý nào đó ngoài hệ sinh sản thì cũng có khả năng làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sinh con. Và điều này thể hiện khá rõ ở người phụ nữ. Ví dụ như nếu người phụ nữ bị mắc phải một bệnh lý nào đó ngoài hệ sinh dục (bệnh tim, bệnh xương khớp, bệnh truyền nhiễm,...) thì việc mang thai sẽ trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn. Điều này đồng thời cũng tác động tới sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Các danh mục khám tổng quát thường được thực hiện khi khám sức khỏe tiền hôn nhân đó là:

       Kiểm tra tổng thể: chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, thị lực, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng cùng các xét nghiệm thường quy khác như: kiểm tra công thức máu, đường huyết, tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, đánh giá chức năng gan thận,...;

       Thông tin bệnh sử của cặp đôi: đã từng phẫu thuật, mắc phải bệnh lý nào trước đây hay chưa, tính chất môi trường làm việc có phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi ô nhiễm hay chất độc hại hay không,...;

       Thông tin tiền sử bệnh lý của gia đình 2 bên: người thân có bị mắc bệnh lý nào liên quan đến di truyền hay các bệnh về rối loạn tâm thần hay không;

       Khám các bệnh lý xã hội, bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục: giang mai, lậu, viêm gan B, sùi mào gà, HIV, nấm,...;

       Kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: sốt xuất huyết, rubella, bệnh sởi, cúm, thủy đậu, bệnh lao, viêm não, tiêu chảy, dịch tả,...

Các cặp đôi có thể tham khảo các danh mục khám do bệnh viện cung cấp trước khi tiền hành thăm khám

Các cặp đôi có thể tham khảo các danh mục khám do bệnh viện cung cấp trước khi tiền hành thăm khám

2.2. Khám sức khỏe sinh sản

Đối với nam giới:

       Khám nội tiết tố sinh dục testosterone;

       Xét nghiệm dịch niệu đạo;

       Xét nghiệm tinh dịch đồ.

Đối với nữ giới:

       Siêu âm tuyến vú;

       Kiểm tra vòi trứng, soi tử cung;

       Đánh giá tình trạng của các hormone sinh dục như: estrogen, FSH, LH, progesterone,...;

       Soi tươi dịch âm đạo.

Đối với cả nam và nữ:

       Sàng lọc di truyền: sàng lọc những gen bệnh tiềm ẩn trong cơ thể của bố và của mẹ để dự phòng, cảnh báo nguy cơ về các bệnh lý hay dị tật bẩm sinh cho đứa con sẽ được sinh ra trong tương lai;

       Kiểm tra các bệnh lý di truyền;

       Các xét nghiệm liên quan khác.

Sau khi có kết quả kiểm tra, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường thì bác sĩ sẽ tư vấn cho các cặp đôi tiến hành thêm những chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu khác để có thể đưa ra những kết luận chính xác khác. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sao cho khoa học, phù hợp, lành mạnh để các cặp đôi đủ kiến thức và tự tin trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

Nếu các cặp đôi mong muốn sau khi kết hôn sẽ có con ngay thì tối thiểu trong khoảng 3 - 6 tháng trước thời điểm thụ thai, người phụ nữ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thủy đậu, cúm, sởi - quai bị - rubella để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý này trong quá trình mang thai.

3. Các lưu ý quan trọng trước khi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Để quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo kết quả chẩn đoán được chính xác, các cặp đôi nên lưu ý những điều sau đây:

       Nhịn ăn trước khi thăm khám khoảng 6 - 8 tiếng;

       Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình,...;

       Uống nhiều nước đồng thời nhịn tiểu trước khi siêu âm để đem lại hình ảnh siêu âm rõ ràng nhất;

       Không uống rượu bia, hút thuốc lá, tránh dùng đồ uống có cồn, cà phê và chất kích thích trước khi thăm khám;

       Trước thời điểm khám khoảng 3 ngày nên kiêng quan hệ tình dục;

       Nên mặc trang phục thoáng mát rộng rãi để tiện lợi cho việc siêu âm và không đeo trang sức hay đồ kim loại khi đi khám;

       Đối với nữ giới nên tránh đi khám vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang phải đặt thuốc âm đạo;

       Đối với nam giới trong khoảng 3 - 5 ngày nên kiêng xuất tinh để kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ có độ chính xác cao nhất.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa - chọn ngay MEDLATEC Thanh Hóa

Khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa - chọn ngay MEDLATEC Thanh Hóa

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân mọi cặp đôi đều cần phải nắm được. Nếu bạn đang có nhu cầu cần khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa nhưng chưa lựa chọn được địa chỉ phù hợp thì có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa.

Đây là một trong những Phòng khám Đa khoa chất lượng cao thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc, quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang và Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế.

Để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Thanh Hóa, quý khách hàng có thể liên hệ ngay qua hotline 1900565656 của MEDLATEC. Địa chỉ Phòng khám Đa khoa MEDLATEC  Thanh Hóa tọa lạc tại: Số 12 - 14 đường Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ