Tin tức

Định lượng AFP là gì? Nên thực hiện ở đâu?

Ngày 01/08/2023
Ngô Thị Mai Phương

Key: định lượng afp

Tit: Định lượng AFP là gì? Nên thực hiện ở đâu?

AFP được sản sinh ra từ tế bào gan và phôi thai. Chỉ số kết quả xét nghiệm AFP hay định lượng AFP có thể hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư gan và sự phát triển của thai nhi.

1. Định lượng AFP là gì?

Định lượng AFP là phương pháp xét nghiệm để đo lường nồng độ AFP trong máu. Tình trạng chỉ số này tăng và giảm thất thường chính là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

A blood sample tube with a label

Description automatically generated

Định lượng AFP là phương pháp xét nghiệm để đo lường nồng độ AFP trong máu.

AFP được sản xuất từ gan và bào thai, do đó mẹ bầu thường có chỉ số AFP cao hơn bình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh con, chỉ số AFP trong cơ thể chị em sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, chỉ số AFP tăng cao cũng thường gặp ở những bệnh nhân mắc ung thư gan, ung thư tinh hoàn, u xơ tử cung hoặc có khối u trong buồng trứng,...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nồng độ AFP trong máu:

- Dị tật thai nhi: Nếu thai nhi có khuyết tật, chẳng hạn như mắc chứng Down syndrome thì chỉ số AFP thường tăng cao hơn bình thường.

- Bệnh viêm gan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ AFP.

- Suy gan: Khi những tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng gan, quy trình sản xuất AFP từ gan cũng không thể diễn ra như bình thường.

2. Định lượng AFP được thực hiện trong những trường hợp nào?

Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong những trường hợp sau:

- Theo dõi thai kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ.

A pregnant person with her hands on her belly

Description automatically generated

Xét nghiệm AFP cho mẹ bầu

- Hỗ trợ chẩn đoán một số loại ung thư, là căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị và theo dõi sự tiến triển của bệnh:

+ Hỗ trợ chẩn đoán ung thư gan: Những trường hợp nghi ngờ mắc ung thư gan cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm AFP. Chỉ số này thường tăng cao ở những bệnh nhân mắc ung thư gan.

+ Hỗ trợ chẩn đoán ung thư buồng trứng: Phụ nữ mắc ung thư buồng trứng thường có nồng độ AFP trong huyết thanh cao hơn bình thường.

+ Chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn: Khi xuất hiện những khối u ung thư trong tinh hoàn, chỉ số AFP có thể tăng đáng kể. Những bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn cũng cần thực hiện xét nghiệm này để theo dõi sự tiến triển của bệnh.

Tuy rằng, định lượng AFP rất quan trọng nhưng không thể khẳng định bệnh nếu chỉ thông qua kết quả chỉ số xét nghiệm này. Khi kết quả xét nghiệm AFP có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

3. Ý nghĩa của định lượng AFP

3.1. Định lượng AFP với phụ nữ mang thai

Loại xét nghiệm này được kết hợp với nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá về sự phát triển của thai nhi. Trong đó:

+ Nếu kết quả định lượng AFP thấp hơn 30,25 ng/ml có nghĩa là thai nhi đang phát triển bình thường.

+ Nếu chỉ số này cao gấp đôi hoặc gấp 2,5 lần so với mức tiêu chuẩn thì thai nhi đang có nguy cơ bị dị tật nứt cột sống.

+ Nếu chỉ số này giảm bất thường: Thai nhi có thể mắc hội chứng Down hay hội chứng Edwards.

+ Trường hợp kết quả giảm dần thì có thể thai nhi đã đừng phát triển.

Thông thường, nếu định lượng AFP cho kết quả bất thường, mẹ bầu sẽ cần thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán bổ sung khác như:

+ Siêu âm: Đây cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc khi đi khám thai, nhất là vào những mốc quan trọng của thai kỳ. Mẹ bầu có chỉ số AFP bất thường cần kết hợp thực hiện siêu âm thai để được chẩn đoán chính xác vấn đề mà thai nhi đang gặp phải.

+ Chọc ối: Phương pháp này có thể xác định dị tật thai nhi với tỷ lệ chính xác cao nhưng nguy cơ rủi ro cũng cao. Do đó, không được khuyến khích. Nếu không thật sự cần thiết thì không nên thực hiện để hạn chế nguy cơ rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi.

3.2. Đối với người bình thường

- Ở trẻ sơ sinh: Chỉ số AFP thường thấp hơn 30 ng/ml.

- Ở người trưởng thành: Chỉ số Chỉ số AFP thường thấp hơn 40 ng/ml.

A close-up of a human body

Description automatically generated

Xét nghiệm AFP để hỗ trợ chẩn đoán ung thư gan

Chỉ số này thay đổi bất thường có thể là do bệnh về gan và các loại bệnh ung thư, nhất là đối với những trường hợp chỉ số AFP trong máu tăng cao trên 500 đến 1.000 ng/ml thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư là rất cao.

Các bệnh nhân mắc bệnh gan cũng cần thực hiện xét nghiệm AFP thường xuyên để theo dõi chỉ số này. Nếu chỉ số kết quả lớn hơn 200 ng/ml thì rất có thể bệnh đã tiến triển thành ung thư gan.

4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện định lượng AFP

Một số thành phần trong các loại thuốc có thể dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm AFP. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần cung cấp cho bác sĩ về các loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho bạn về việc có dừng thuốc hay không.

Tuy rằng là một loại xét nghiệm rất quan trọng trong chẩn đoán ung thư gan nhưng chỉ dựa vào kết quả chỉ số AFP thì chưa đủ để xác định bệnh. Để có được kết luận bệnh chính xác, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số phương pháp như siêu âm ổ bụng, chụp cộng hưởng từ gan hoặc sinh thiết gan,...

A person in a black shirt and mask in a room with other people

Description automatically generated

Nên thực hiện xét nghiệm ở cơ sở y tế uy tín

Hi vọng qua những thông tin nêu trên, bạn đã hiểu rõ hơn về định lượng AFP và ý nghĩa chỉ số AFP trong việc đánh giá nguy cơ các bệnh về gan, bệnh ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hay đánh giá về sự phát triển của thai nhi.

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thực hiện xét nghiệm AFP, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: định lượng afp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ