Tin tức
Đừng chủ quan với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ là do một loại virus có tên là adenovirus gây nên. Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sỹ thường kê thuốc tra chống bội nhiễm kết hợp với tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày. Với những trường hợp thông thường thì bệnh sẽ khỏi sau 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân quá chủ quan với đau mắt đỏ.
Trẻ em bị đau mắt và những biểu hiện
Trong mấy ngày gần đây, bệnh nhân đau mắt đỏ đến Bệnh viện MEDLATEC khám chủ yếu là trẻ em, từ các em còn đang tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo tới các em đang học tiểu học, trung học. Triệu chứng khởi phát đều tương tự nhau một bên mắt đột nhiên đau đỏ, có nhiều rử, sau vài ngày thì lan sang mắt bên kia.
Như trường hợp của cháu V.T.D., 4 tuổi, ở quận Tây Hồ, khi cháu có biểu hiện đau đỏ mắt bên trái, gia đình đã cho cháu đi khám và được bác sỹ kê đơn thuốc. Nhưng do không hạn chế tiếp xúc với các bạn, nên mấy ngày sau hai mắt trở nên sưng, phù nề và chảy nước mắt liên tục. Gia đình cho cháu đi khám lại thì mới biết là mắt cháu đã bị biến chứng viêm vào giác mạc, khiến cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên nặng lên nhanh chóng.
Khám chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Còn trường hợp của cháu N.N.K., 6 tuổi, lại bị viêm kết mạc bội nhiễm do không kiêng giữ. Lần thứ nhất, cháu đến khám được bác sỹ chẩn đoán hai mắt viêm kết mạc cấp do adenovirus.
Đến ngày thứ 5, cháu N.N.K thấy mắt đã đỡ đỏ nên gia đình cho đi bơi. Hai ngày sau, cháu đến phòng khám với hai mắt sưng nề, chảy mủ, đau nhức dữ dội. Khi thăm khám kỹ càng, bác sỹ cho biết hai mắt cháu đã bị bội nhiễm vi khuẩn nên mới dẫn đến tình trạng này.
Phòng tránh bệnh đau mắt
Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
Nhân những trường hợp đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bác sỹ chuyên khoa Mắt có một số lưu ý để giúp hạn chế biến chứng của bênh đau mắt đỏ, như sau:
- Khi đã bị bệnh, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà.
- Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
- Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng với người khác.
- Không đi bơi vì khi mắt đang bị đau, bề mặt nhãn cầu có những tổn thương nhất định, kết hợp với sức đề kháng suy giảm nên dễ dàng nhiễm thêm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng từ nguồn nước. Hơn nữa, khi bơi lội bệnh nhân đã đẩy một lượng vi khuẩn, virus vào trong nguồn nước bể bơi, tăng nguy cơ lây nhiễm cho những người khác.
- Không đến những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!