Tin tức

FiO2 là gì trong xét nghiệm phân tích khí máu

Ngày 07/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Phân tích khí máu nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình trao đổi chất ở phổi (thanh lọc carbon dioxide và làm giàu oxy). Xét nghiệm này cũng liên quan đến một số chỉ số nhất định, trong đó có FiO2. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về phân tích khí máu và giải đáp: “FiO2 là gì?”, “FiO2 được cung cấp từ các thiết bị y tế nào?”

1. Phân tích khí máu liên quan đến các chỉ số PaO2, PaCO2, SaO2, FiO2 và HCO3- 

Phân tích khí máu liên quan đến việc đo nồng độ axit, oxy và carbon dioxide trong máu động mạch. Việc kiểm tra giúp đánh giá sự trao đổi chất ở phổi và đặc biệt là phát hiện sự thay đổi bất thường về nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu động mạch đi đến các mô. Vì khi máu đi qua phổi, được bổ sung nhiều oxy và cạn kiệt carbon dioxide. 

Duy trì mức độ axit bình thường là nền tảng cho hoạt động của tất cả các cơ quan

Duy trì mức độ axit bình thường là nền tảng cho hoạt động của tất cả các cơ quan

Phân tích khí máu cũng có thể đánh giá sự cân bằng axit-bazơ của bệnh nhân, các chỉ số đo được như sau:

  • PaO2 (áp suất riêng phần của oxy): chỉ số này đánh giá mức độ oxy có thể di chuyển từ phổi vào máu. Do đó, phản ánh lượng oxy được máu vận chuyển và đưa đến các cơ quan.

  • PaCO2 (áp suất riêng phần của carbon dioxide): chỉ số tương ứng với lượng carbon dioxide còn lại trong máu động mạch sau khi loại bỏ carbon dioxide dư thừa trong phổi.

  • pH: phản ánh nồng độ hydro và giúp đo độ axit của máu.

  • HCO3- (bicacbonat): "đệm" độ pH của máu và do đó tham gia vào việc duy trì cân bằng axit-bazơ.

  • SaO2 (độ bão hòa oxy): được sử dụng để đánh giá lượng oxy liên kết với huyết sắc tố.

  • FiO2 là gì? FiO2 (nồng độ oxy trong khí hít vào) là chỉ số tương ứng với phần trăm lượng oxy trong thể tích đo được.

2. Tại sao phải phân tích khí máu?

Bác sĩ yêu cầu phân tích khí máu:

  • Trong trường hợp khó thở: khó thở, giảm hoặc tăng thông khí, hen suyễn.

  • Để theo dõi hiệu quả của việc điều trị bệnh phổi.

  • Trong trường hợp thay đổi trạng thái ý thức.

  • Để đảm bảo rằng một người nhập viện nhận được lượng oxy phù hợp.

  • Để đo mức axit-bazơ ở bệnh nhân suy tim, suy thận, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng hoặc sau khi dùng thuốc quá liều.

3. Những kết quả thu được từ một phân tích khí máu?

Việc kiểm tra bao gồm lấy máu từ động mạch, thông thường đó là động mạch cổ tay, cánh tay hoặc động mạch đùi. Khi mẫu đã được lấy, đặt một miếng gạc hoặc miếng bông và nén chặt vị trí chọc kim trong 5 đến 10 phút. Lưu ý rằng hãy thở bình thường trong khi lấy mẫu máu. 

Giá trị của phân tích này xác định nguồn gốc hoặc hậu quả của thiếu hụt hô hấp

Giá trị của phân tích này xác định nguồn gốc hoặc hậu quả của thiếu hụt hô hấp

Trị số khí máu bình thường như sau:

  • PaO2: lớn hơn 80 mm Hg (milimet thủy ngân).

  • PaCO2: từ 35 đến 45 mm Hg.

  • pH: giữa 7,35 và 7,45.

  • HCO3- (bicacbonat): từ 22 đến 28 mmol/l (milimol trên lít).

  • SaO2 (độ bão hòa oxy): từ 95 đến 100%.

  • FiO2 nhỏ hơn 0,5 kể cả khi sử dụng máy thở, để giúp hạn chế tình trạng nhiễm độc khí oxy.

Lưu ý rằng tùy thuộc vào các kỹ thuật mà phòng thí nghiệm phân tích sử dụng, kết quả có thể khác nhau. Các giá trị khí máu không đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác, nhưng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về phổi, thận hoặc gây nghi ngờ về bệnh chuyển hóa.

4. FiO2 là gì? Giải thích cụ thể hơn về FiO2

FiO2 là gì? Tỷ lệ oxy hít vào (FiO2) là nồng độ oxy trong hỗn hợp khí. Hỗn hợp khí ở không khí trong phòng có tỷ lệ oxy hít vào là 21%, nghĩa là nồng độ oxy ở không khí trong phòng là 21%. Tỷ lệ oxy ở các độ cao khác nhau không thay đổi, FiO2 của không khí trong bầu khí quyển vẫn là 21%.

Tỷ lệ oxy hít vào, FiO2, ước tính hàm lượng oxy mà một người hít vào và tham gia vào quá trình trao đổi khí ở cấp độ phế nang. Hiểu được việc cung cấp oxy và giải thích các giá trị FiO2 là gì? là điều cần thiết để điều trị thích hợp cho bệnh nhân bị thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân nặng, đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Khi lượng oxy tiêu thụ và cung cấp không phù hợp, tế bào sẽ bị tổn thương và chết.

Khí quyển hít vào là 21% oxy. Lượng oxy hít vào tức là FiO2 không tương đương với lượng oxy tham gia trao đổi khí ở phế nang. 

 Khi FiO2 tăng thì PaO2 cũng tăng

 Khi FiO2 tăng thì PaO2 cũng tăng

FiO2 có thể được điều chỉnh dựa trên SpO2, tuy nhiên, khi nào bắt đầu bổ sung oxy vẫn còn nhiều tranh cãi. Ở bệnh nhân COPD, đã có đề xuất bắt đầu bổ sung oxy khi SpO2 giảm xuống dưới 88%. Ở những bệnh nhân không mắc bệnh phổi nhưng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, SpO2 tối thiểu được khuyến nghị là 93%.Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong gia tăng với mức SpO2 cao trên 96%. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu oxy sẽ xác định chế độ bổ sung oxy tốt nhất.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, FiO2 thường được sử dụng để đánh giá khả năng trao đổi khí của phổi, sử dụng tỷ lệ PaO2/FiO2 (P/F), trong đó PaO2 đại diện cho áp suất riêng phần của oxy. Trong tiêu chí Berlin, phân loại ARDS: nhẹ (201 đến 300 mmHg), trung bình (101 đến 200 mmHg) và nặng (dưới 100 mmHg). Mặc dù cung lượng tim, nồng độ huyết sắc tố và áp suất khí quyển có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ P/F, nhưng đây vẫn là một đánh giá hợp lý về chức năng phổi

5. FiO2 được cung cấp từ các thiết bị y tế nào?

Các thiết bị cung cấp oxy như ống thông mũi, mặt nạ venturi và ống thông mũi lưu lượng cao có thể cung cấp các mức FiO2 khác nhau. Một bệnh nhân hít thở không khí xung quanh ở một lượng FiO2 là 21%. Các thiết bị cung cấp oxy xác định tốc độ dòng chảy và FiO2 dựa trên thuật toán thiết bị dự đoán. Mô hình dự đoán thông thường cho rằng với mỗi lít oxy được cung cấp, FiO2 tăng 4%. Do đó, ống thông mũi đặt ở tốc độ dòng chảy 1 L/phút có thể tăng FiO2 lên 24%, 2 L/phút lên 28%, 3 L/phút lên 32%, 4 L/phút lên 36%, 5 L/phút lên 40% và 6 L/phút đến 44%.

FiO2 được cung cấp từ các thiết bị y tế

FiO2 được cung cấp từ các thiết bị y tế

Mặt nạ venturi có thể cung cấp tốc độ dòng chảy từ 1 đến 15 L/phút và FiO2 được chuẩn độ dựa trên van. Các van được phân loại theo màu sắc, trong đó van màu xanh lam cung cấp tốc độ dòng chảy và FiO2 thấp nhất, tương ứng là 2 đến 4 L/phút và FiO2 24%. Van màu xanh lá cây cho phép tốc độ dòng chảy tối đa 12 đến 15 L/phút với 60% FiO2. Đối với ống thông mũi lưu lượng cao, phương pháp này có thể cung cấp tốc độ dòng chảy lên đến 60 L/phút và FiO2 từ 21% đến 100%, bất kể tốc độ dòng chảy.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến xét nghiệm phân tích khí máu và giải đáp: “FiO2 là gì?”, “FiO2 được cung cấp từ các thiết bị y tế nào?”. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy những biểu hiện sức khỏe bất thường về phổi, hãy đến tại các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân tích khí máu để tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí bệnh. Hoặc bạn có thể gọi đến số tổng của MEDLATEC - 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.