Tin tức
Hẹp van hai lá
Khó thở, dấu hiệu của bệnh hẹp van hai lá.
- Khi xuất hiện, thường gặp nhất là khó thở, đặc trưng nhất là khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở về đêm và khó thở khi nằm.
- Người bệnh thường có thể trạng thấp còi, lồng ngực biến dạng, da, đầu chi xanh tím.
- Có thể:
+ Ho máu, khàn tiếng, mệt (do nhĩ trái tăng kích thước).
+ Khó thở dữ dội, ho ra bọt hồng (do biến chứng phù phổi cấp hoặc cơn hen tim).
+ Phù, gan to (do suy tim toàn bộ).
- Nghe tim có tiếng thổi tâm thu, tiếng rung tâm trương.
Nguyên nhân
- Đa số trường hợp hẹp van hai lá đều là do di chứng thấp tim, dù 50% bệnh nhân không hề biết tiền sử thấp khớp.
- Thương tổn chính là thâm nhiễm xơ, dày lá van. Dính mép van, dính và co rút dây chằng góp phần gây nên hẹp hai lá. Xuất hiện vôi hoá lắng đọng trên lá van, dây chằng, vòng van, tiếp tục làm hạn chế chức năng bình thường của van.
- Các nguyên nhân khác do bẩm sinh, một số bệnh hệ thống,…
Các kỹ thuật chẩn đoán
Hình ảnh van hai trên siêu âm.
- Siêu âm tim;
- Điện tâm đồ;
- Chụp X quang ngực;
- Thông tim;
- Một số kỹ thuật khác như siêu âm tim, siêu âm qua thực quản.
Điều trị bệnh hẹp van hai lá
Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh nhân, bác sỹ chuyên khoa sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp nhất như:
- Điều trị nội khoa;
- Nong van hai lá bằng bóng qua da;
- Phẫu thuật:
+ Mổ tách van tim kín;
+ Mổ sửa van hai lá;
+ Mổ thay van hai lá.
Phòng bệnh như thế nào?
Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường.
- Hẹp van hai lá chủ yếu, do di chứng của bệnh thấp tim nên cần phòng bệnh thấp tim.
- Bệnh hay xảy ra khi người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo... Vì vậy, nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn tan máu bê ta nhóm A như sốt, viêm họng, viêm amidan,… cần đến khám tại các cơ sở y tế.
|
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!