Tin tức

Khám phụ khoa là gì và cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

Ngày 14/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc ít nhất 1 lần các bệnh liên quan đến phụ khoa. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên để tự bảo vệ bản thân dưới sự tư vấn của bác sĩ. Vậy khám phụ khoa là gì?

1. Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa được hiểu đơn giản là công việc thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm: khu vực ngoài âm đạo, trong âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và các bộ phận sinh dục ngoài khác. Ngoài ra, khám phụ khoa có thể mở rộng kiểm tra, xét nghiệm các cơ quan khác theo chỉ định của bác sĩ.

Khám phụ khoa là gì

Khám phụ khoa là quá trình khám để kiểm tra sức khỏe tình dục và sinh sản của người phụ nữ

Do đặc điểm cơ địa cơ quan sinh dục nữ giới nên chị em phụ nữ rất dễ mắc bệnh lý phụ khoa, nhất là người đã quan hệ tình dục, không biết cách chăm sóc bảo vệ tốt bản thân. Bệnh lý phụ khoa trước hết ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và sinh sản của người bệnh, khiến họ có tâm lý tự ti, e ngại khi đi khám lẫn trước người bạn đời.

Hơn nữa, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý phụ khoa có thể đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản, thiên chức làm mẹ của chị em. Các bệnh lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… còn gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ đến độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần (thường từ 21 tuổi trở lên). Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục cần khám chuyên sâu hơn tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Khám phụ khoa sẽ phát hiện bệnh lý và điều trị khi bạn gặp dấu hiệu bất thường

Khám phụ khoa sẽ phát hiện bệnh lý và điều trị khi bạn gặp dấu hiệu bất thường

Ngoài khám định kỳ, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý thì cần đi khám càng sớm càng tốt như:

- Bộ phận sinh dục sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy khó chịu.

- Khí hư có màu lạ (xanh, vàng, đỏ, nâu) hoặc mùi lạ (kèm mủ nên có mùi hôi thối, tanh).

- Chảy máu trong và sau khi quan hệ tình dục (không phải do rách màng trinh khi quan hệ lần đầu).

- Gặp vấn đề về chức năng tình dục và sinh sản.

Nên tìm đến địa chỉ khám phụ khoa uy tín để được thăm khám đầy đủ, sàng lọc đúng bệnh và tư vấn sức khỏe tốt nhất.

2. Khám phụ khoa sẽ khám những gì?

Ngoài nắm được Khám phụ khoa là gì, việc hiểu rõ danh mục khám sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt hơn.

Các dịch vụ, gói khám phụ khoa ở các bệnh viện, phòng khám không giống nhau, cũng có sự khác nhau giữa những đối tượng bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có các gói khám phụ khoa, tầm soát bệnh phụ khoa phù hợp với từng bệnh nhân và nhu cầu khám, rất tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Nhìn chung, các danh mục khám phụ khoa gồm 2 nhóm chính sau:

2.1. Khám tổng quát và chi tiết các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục

Cơ quan sinh dục của phụ nữ gồm 2 phần chính với nhiều cơ quan là:

- Cơ quan sinh dục trên: Bao gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng và ống dẫn trứng.

- Cơ quan sinh dục dưới: gồm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung.

 Khám phụ khoa cần kiểm tra các cơ quan trong hệ sinh dục của phụ nữ

 Khám phụ khoa cần kiểm tra các cơ quan trong hệ sinh dục của phụ nữ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục cùng vùng ngực để xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ quan sát đến âm đạo, sử dụng dụng cụ mỏ vịt cùng chất bôi trơn đưa vào trong âm đạo để quan sát thành âm đạo cùng cổ tử cung. Nếu nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào để xét nghiệm.

Với bạn gái chưa quan hệ tình dục, việc khám sâu âm đạo thường không được thực hiện mà thay thế bằng siêu âm vùng bụng hoặc thăm khám qua trực tràng để kiểm tra.

Để kiểm tra kích thước, vị trí của tử cung, bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng. Ngoài ra sẽ kết hợp với siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò để quan sát chi tiết cấu trúc, tình trạng các cơ quan sinh dục nữ.

2.2. Xét nghiệm sàng lọc bệnh phụ khoa và đánh giá chức năng sinh sản

Thông thường sau khi khám các cơ quan sinh dục, nếu nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm tế bào tử cung,…

3. Chuẩn bị gì khi đi khám phụ khoa?

Với nhiều chị em phụ nữ, nhất là bạn gái chưa quan hệ tình dục hay đi khám phụ khoa lần đầu tiên thường khá lo lắng về quy trình thăm khám, khám âm đạo có đau không, có chảy máu hay mất trinh nếu chưa quan hệ tình dục không,…

Những lo lắng, thắc mắc sẽ được bác sĩ phụ khoa giải đáp đến bạn

Những lo lắng, thắc mắc sẽ được bác sĩ phụ khoa giải đáp đến bạn

Dưới đây là một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa giúp chị em chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe, tinh thần và có buổi khám hiệu quả, hài lòng:

3.1. Chọn địa chỉ khám tốt, uy tín

Dù khám phụ khoa hiện nay có thể thực hiện tại rất nhiều phòng khám, bệnh viện trên cả nước song không ít địa chỉ kém uy tín, chất lượng dịch vụ không tốt, bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo chuyên môn bài bản, trang thiết bị khám không vô trùng,… Điều này vừa làm giảm chất lượng khám và sàng lọc bệnh phụ khoa, vừa tốn kém chi phí.

Vì thế hãy tìm đến địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại vô trùng cùng bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt để thực hiện khám. Nếu bạn đang phân vân thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám uy tín, chi phí hợp lý mà bạn có thể tham khảo.

3.2. Giữ tâm lý thoải mái, cởi mở khi đi khám.

Dù khám phụ khoa định kỳ hay khám bệnh lý, hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, cởi mở nhất chia sẻ các vấn đề bạn gặp phải hoặc thắc mắc để bác sĩ có thể tư vấn hỗ trợ bạn. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng đôi khi sẽ khiến việc đưa đầu dò vào làm tổn thương âm đạo, hãy chú ý.

Hãy giữ tâm lý thoải mái, cởi mở khi đi khám phụ khoa

Hãy giữ tâm lý thoải mái, cởi mở khi đi khám phụ khoa

- Không khám phụ khoa ở các thời điểm sau: đang có kinh nguyệt, đang đặt thuốc âm đạo, báo cho bác sỹ về tình trạng sức khỏe bản thân hoặc nếu nghi ngờ mang thai.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi đi khám, hạn chế dùng dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc thụt rửa âm đạo làm biến đổi môi trường trong âm đạo, gây khó khăn khi khám và chẩn đoán bệnh.

- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để tiện lợi cho quá trình thăm khám.

MEDLATEC đã giải thích cụ thể đến bạn đọc khám phụ khoa là gì. Các chị em không nên e ngại mà bỏ qua danh mục khám này bởi các bệnh lý phụ khoa có thể gây tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.