Tin tức
Khám sức khỏe đi học phòng tránh bệnh học đường
1. Những bệnh học đường thường gặp
1.1. Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ ngày càng tăng
Theo một số liệu thống kê gần đây, hơn 3 triệu học sinh Việt Nam (độ tuổi 6 - 15) đang mắc các tật khúc xạ cần phải điều trị. Khoảng 2/3 trường hợp bị cận thị và những học sinh này chủ yếu sống và học tập tại các đô thị, thành phố. Độ tuổi bị tật khúc xạ chủ yếu trong khoảng 6 tuổi đến hơn 18 tuổi.
Tỉ lệ học sinh bị cận thị rất cao
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khẳng định rằng, tiếp xúc với các thiết bị điện tử chính là nguy cơ chính dẫn tới các bệnh về mắt. Cụ thể, tiếp xúc trên 3 giờ mỗi ngày với màn hình điện tử thì đôi mắt của chúng ta sẽ có nguy cơ suy giảm thị lực lên tới 90%.
Đáng lo ngại hơn khi ở Việt Nam, tình trạng lạm dụng các thiết bị điện tử ngày càng gia tăng. Trung bình, mỗi người đang sử dụng khoảng 10 giờ/ngày để sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến các bệnh về mắt đang có xu hướng tăng nhanh.
Các chuyên gia giải thích, tật khúc xạ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là các em học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi không đúng tư thế, thời gian học tập quá nhiều khiến mắt không được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng rất quan trọng được cho là nhiều trẻ đang sử dụng máy tính, chơi game và xem tivi quá nhiều.
Một số dấu hiệu bệnh học đường có thể dễ nhận biết như trẻ hay kêu đau, mỏi mắt, nhìn không rõ và hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn, thường phải ghé sát mắt vào sách mới thấy rõ chữ, không thích tham gia những trò chơi cần nhìn xa như cầu lông hoặc bóng đá. Những trường hợp trẻ bị nặng, các con sẽ có thể bị kèm theo tình trạng lác mắt.
1.2. Cong vẹo cột sống
Cột sống của trẻ còn mềm và độ cong cũng ít hơn người lớn. Vì thế nếu tình trạng ngồi sai tư thế học tập lâu ngày như cúi gập, vẹo sang một bên,... sẽ rất dễ gây ra tình trạng cong lưng hay vẹo cột sống,...
Hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống
Khi cột sống bị cong vẹo, trọng tâm của cơ thể cũng bị lệch và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hoạt động và đồng thời, lồng ngực có thể bị biến dạng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, phổi và khung chậu - gây khó khăn cho việc sinh nở của học sinh nữ khi các em đến tuổi làm mẹ
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cong vẹo cột sống còn khiến người bệnh bị mặc cảm về ngoại hình và sau này rất khó hòa nhập với xã hội. Vì thế, cách tốt nhất là nên phòng tránh bệnh.
1.3. Rối loạn tâm thần
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, ngày ngay, rất nhiều phụ huynh đầu tư cho việc học hành của con cái mình và đương nhiên, họ luôn đặt ra rất nhiều kỳ vọng.
Điều này khiến các em sẽ phải chịu nhiều áp lực học tập. Khối lượng bài vở quá tải, các em phải học thêm, bồi dưỡng ngoài giờ và không có thời gian nghỉ ngơi, khiến tâm lý của trẻ luôn căng thẳng. Vì thế, số lượng học sinh có biểu hiện rối loạn tâm thần (rối loạn cảm xúc và hành vi) đang ngày càng gia tăng.
Tình trạng rối loạn tâm thần của học sinh có nhiều mức độ. Trong đó, nhẹ là các em cảm thấy rất khó tập trung, đau đầu và hay chóng mặt, nặng hơn là biểu hiện trầm cảm và thậm chí là hoang tưởng và có ý định tự sát.
Khám sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh
2. Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là giải pháp hiệu quả
Khám sức khỏe đi học được cho là một chương trình rất thiết thực trong hoạt động y tế học đường. Thông qua những chương trình khám bệnh như thế này, bệnh viện, gia đình và nhà trường sẽ biết rõ được tình trạng sức khỏe của các em học sinh và lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả.
Theo các bác sĩ, Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp nhà trường phát hiện được những bệnh như tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh về tật khúc xạ, các bệnh răng miệng, bệnh tim và một số bệnh xương khớp,… thậm chí là một số bệnh mà gia đình chưa phát hiện vì bệnh không có biểu hiện rõ rệt.
Một số nội dung khám cơ bản như đo cân nặng, chiều cao, đo thị lực, đo huyết áp, khám răng, kiểm tra hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, cơ xương và những bệnh ngoài da,… Từ những kết quả khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho nhà trường và các bậc phụ huynh về tình trạng sức khỏe của các em, đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện với mong muốn tất cả học sinh đều có được một sức khỏe tốt để học tập hiệu quả.
Thông qua khám sức khỏe định kỳ cho các em học sinh, các bác sĩ còn tuyên truyền về các dịch bệnh để các em có nhận thức tốt và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống hiệu quả. Từ đó, nhà trường, phụ huynh cũng như các em học sinh đều yên tâm về một môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện lớn hàng đầu miền Bắc. Bệnh viện không chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô, thiết bị y tế hiện đại mà còn là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
MEDLATEC đã xây dựng nhiều gói khám để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có gói khám sức khỏe cá nhân, gói khám sức khỏe doanh nghiệp và cả gói khám sức khỏe trường học. Bệnh viện tự hào được góp sức cùng nhiều trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh, vì tương lai của thế hệ tương lai của đất nước.
Mọi thắc mắc về khám sức khỏe đi học, nhà trường và các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!