Tin tức

Kính áp tròng cận: Ưu nhược điểm khi sử dụng

Ngày 10/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiều người có xu hướng sử dụng kính áp tròng cận thay cho kính cận thông thường. Nếu bạn cũng đang có ý định này và phân vân không biết có nên đeo hay không thì hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các ưu, nhược điểm của loại kính này, từ đó có quyết định phù hợp.

1. Kính áp tròng cận là gì?

Kính áp tròng cận có thiết kế và cách sử dụng hoàn toàn khác biệt với kính cận thông thường. Theo đó, kính được làm từ chất liệu mềm và mỏng, hình dáng cong, khi sử dụng thì đặt trực tiếp vào giác mạc và ôm sát giác mạc. Lúc này, kính sẽ điều chỉnh độ cận của mắt để bạn nhìn rõ hơn. 

Hiện kính áp tròng cận được chia thành 2 loại là cứng và mềm. Trong đó:

  • Kính loại cứng: Được dùng vào ban đêm, nghĩa là bạn sẽ đeo trong lúc ngủ để định hình lại giác mạc. Sáng hôm sau, lấy kính ra và không cần phải đeo bất kỳ kính cận nào mà vẫn đảm bảo mắt bạn nhìn rõ được trong 14 giờ đồng hồ.
  • Kính loại mềm: Được dùng vào ban ngày, không quá 8 tiếng/ ngày. Loại kính này có thể là trong suốt hoặc có màu, ngoài tác dụng giúp mắt nhìn rõ thì còn gia tăng tính thẩm mỹ cho đôi mắt.

Kính áp tròng cận được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay

Kính áp tròng cận được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay

2. Ưu, nhược điểm của kính áp tròng cận

Kính áp tròng cận có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm. Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đeo hay không.

Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của kính áp tròng cận giúp nhiều người yêu thích và lựa chọn sử dụng.

  • Cải thiện tầm nhìn tối ưu do có thiết kế cong, ôm sát giác mạc và chuyển động theo cử động của mắt. Vì vậy, bạn không chỉ nhìn rõ hơn mà còn có thể nhìn bao quát và toàn diện hơn.
  • Do được đeo trực tiếp vào tròng đen của mắt nên bạn sẽ không cảm thấy bất tiện hay vướng víu như khi đeo kính cận. Điều này đặc biệt phù hợp với những người hay tham gia các hoạt động thể thao hay vui chơi giải trí.
  • Không lo bị rơi rớt, gãy hỏng như kính cận; cũng không có hiện tượng chói lóa khi đi dưới trời nắng hay bám hơi nước khi đi dưới trời mưa như kính gọng. 
  • Tính thẩm mỹ cao, không chỉ cải thiện thị lực, kính áp tròng cận còn giúp đôi mắt trở nên long lanh hơn, to tròn hơn, đặc biệt nếu bạn chọn đeo kính có màu và độ giãn lớn.
  • Đa dạng màu sắc và kích thước, không khó để bạn chọn được mẫu kính phù hợp với sở thích hay phong cách cá nhân. 

Ưu điểm của kính áp tròng cận là giúp mắt nhìn rõ và tự nhiên

Ưu điểm của kính áp tròng cận là giúp mắt nhìn rõ và tự nhiên 

Nhược điểm

Song song với các ưu điểm nói trên thì kính áp tròng cận cũng khiến một số người phân vân do các nhược điểm sau.

  • Không phải ai cũng dễ dàng làm quen với kính áp tròng cận, nhất là thời gian đầu sử dụng, việc đeo vào và lấy ra có thể gặp không ít khó khăn.
  • Đeo trong thời gian dài có thể làm khô mắt, kích ứng mắt do kính cản trở và làm giảm lượng oxy vận chuyển đến mắt.
  • Nếu không biết cách bảo quản và vệ sinh kính mỗi khi sử dụng thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, đau mắt.
  • Không phù hợp với những người làm công việc tiếp xúc với máy tính, thiết bị điện tử nhiều vì sẽ khiến bạn bị mỏi mắt, khó chịu.
  • Chỉ đeo kính áp tròng cận tối đa 8 tiếng/ ngày, ngoài thời gian này, bạn có thể phải nhờ đến sự hỗ trợ của kính cận gọng.
  • Giá kính cao trong khi thời hạn sử dụng ngắn nên cũng khiến nhiều người “dè dặt”.

3. Có nên đeo kính áp tròng cận? Hướng dẫn cách đeo 

Đối với thắc mắc có nên đeo kính áp tròng cận hay không thì còn tùy thuộc vào sở thích, điều kiện của mỗi người, đặc biệt là tình trạng của đôi mắt. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nếu mắt bạn bị loạn thị hoặc bạn đang làm những công việc không thích hợp cho việc đeo kính gọng thì nên chọn đeo kính áp tròng.

Về cách đeo, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau. 

  • Chuẩn bị kính, các dụng cụ vệ sinh kính, dụng cụ đặt/ tháo kính, thuốc nhỏ mắt,…
  • Rửa tay sạch sẽ bằng nước xà phòng và lau khô, 
  • Rửa kính trong dung dịch chuyên dụng trong bộ sản phẩm rồi vẩy nhẹ kính. 
  • Đặt kính lên ngón trỏ, dùng tay kéo nhẹ mí mắt trên và mí mắt dưới, mắt nhìn xuống dưới và từ từ đặt kính vào tròng đen của mắt. 
  • Nhắm nhẹ mắt và cử động mắt theo chuyển động tròn để kính cố định tại tròng đen.
  • Đeo kính theo thời gian hướng dẫn.
  • Rửa tay trước khi tháo kính.
  • Rửa kính với dung dịch chuyên dụng rồi bảo quản trong khay ngâm kính. 

Đeo và tháo kính áp tròng cận đúng cách là rất quan trọng

Đeo và tháo kính áp tròng cận đúng cách là rất quan trọng

4. Lưu ý khi đeo kính áp tròng cận

Khi lựa chọn đeo kính áp tròng cận, bạn đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau.

  • Khám mắt với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại kính phù hợp. Ưu tiên chọn kính của các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những rủi ro cho đôi mắt. 
  • Luôn vệ sinh kính áp tròng trước và sau mỗi lần đeo theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, rửa tay sạch sẽ và lau tay khô rồi mới bắt đầu đeo kính hoặc tháo kính. 
  • Quá trình đeo kính, bạn cần dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dành cho người đeo kính áp tròng để nhỏ sau mỗi 1 giờ. Việc này giúp giảm tình trạng mắt khô và mỏi thường gặp. 
  • Không đeo kính liên tục cả ngày. Khi mới bắt đầu thì bạn chỉ nên đeo 2 tiếng/ ngày, sau đó, khi đã quen dần thì có thể đeo trong 6 - 8 tiếng/ ngày. Nếu ban đêm bạn đeo kính áp tròng cận loại cứng thì ban ngày không cần đeo bất kỳ kính nào nữa. 
  • Không lạm dụng và sử dụng kính áp tròng cận như một phụ kiện thời trang hàng ngày. Việc này có thể gây tổn hại cho mắt, gia tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt.
  • Tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc làm việc dưới nước để tránh gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. 
  • Trường hợp có bất thường nào trong khi đeo kính thì có thể ngưng đeo và đi khám bác sĩ để có chỉ định phù hợp.

Nên khám mắt để có được chỉ định phù hợp về việc đeo kính áp tròng cận

Nên khám mắt để có được chỉ định phù hợp về việc đeo kính áp tròng cận

Trên đây là những thông tin chi tiết về kính áp tròng cận. Để đặt lịch khám tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.

Từ khoá: tật khúc xạ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ