Tin tức
Máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì là tốt nhất cho sức khỏe?
- 15/08/2020 | Máu nhiễm mỡ ở người gầy: Nguyên nhân và chế độ dinh dưỡng phù hợp
- 15/08/2020 | Máu nhiễm mỡ ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- 15/08/2020 | Bác sĩ giải đáp: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
1. Máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì?
Bổ sung sữa là phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho người bị Máu nhiễm mỡ. Sử dụng sữa hợp lý cho phép người bệnh giảm cân và giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Tuy nhiên loại sữa sử dụng cho bệnh nhân cần lưu ý là loại không có chất béo hoặc chứa hàm lượng chất béo thấp.
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ vẫn có thể uống sữa nhưng cần uống loại
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm sữa bò chiếm lượng chủ yếu, được chia thành 3 nhóm gồm:
1.1. Sữa nguyên kem
Còn gọi là sữa béo, sữa toàn phần, chứa hàm lượng chất béo từ 3,2 - 3,8%, một số loại chiếm tới 4%. Loại sữa này không được khuyến khích cho người bị máu nhiễm mỡ, kể cả người gầy do rối loạn chuyển hóa vì nó làm tăng cholesterol máu. Nếu bạn có thói quen sử dụng loại sữa này, có thể giảm lượng chất béo từ từ hoặc giảm bổ sung chất béo từ thực phẩm khác.
1.2. Sữa ít béo
Sữa ít béo có hàm lượng chất béo từ 1 - 1,8% được tách kem một phần nên hàm lượng chất béo thấp song vẫn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Canxi, magie, Kali,… Người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể sử dụng loại sữa này song cần kết hợp kiểm soát chất béo từ thực phẩm khác để giảm cân, giảm chất béo hấp thu.
1.3. Sữa gầy
Sữa gầy là sữa tách kem chỉ chứa hàm lượng chất béo nhỏ hơn 1% đây là loại sữa được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị mỡ máu cao. Hàm lượng chất béo thấp rất an toàn, không gây tăng cao cholesterol máu.
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên uống sữa gầy
Bên cạnh đó, các chế phẩm chế biến từ sữa bò như sữa chua, phô mai,… người bị máu nhiễm mỡ cũng cần chọn loại có hàm lượng chất béo thấp từ 1 - 2%. Ngoài sữa bò, người bệnh còn có nhiều loại sữa lựa chọn khác như sữa dê, sữa gạo, sữa hạnh nhân,… nhưng cũng cần chọn loại có hàm lượng chất béo thấp.
Một số bệnh nhân máu nhiễm mỡ thuộc đối tượng đặc biệt như: người vừa ốm dậy, người bệnh cần phục hồi, người già khó ăn uống, người vừa phẫu thuật,… cần bổ sung sữa bổ dưỡng như Ensure. Tuy nhiên cần chọn loại chứa nhiều thành phần như: khoáng chất, chất đạm, tinh bột, chất béo thực vật,… và chứa ít acid béo no cũng như cholesterol thấp để hạn chế mỡ máu tăng cao.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên kiểm tra mỡ máu và giám sát sức khỏe bởi bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
2. Một số loại sữa khác cho người bị máu nhiễm mỡ
Nếu bạn đang thắc mắc ngoài sữa bò, bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì khác thì dưới đây là các loại sữa thay thế rất tốt cho sức khỏe và kiểm soát cholesterol trong máu.
2.1. Sữa đậu nành
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người sử dụng đậu nành và chế phẩm như sữa đậu nành có thể kiểm soát cholesterol xấu trong máu tốt hơn, đồng thời lượng cholesterol tốt cũng cao hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo bão hòa là loại thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung hàng ngày.
Sữa đậu nành cung cấp hàm lượng chất đạm lớn
Bên cạnh đó, đậu nành cung cấp lượng chất đạm lớn, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất như: Omega-3, Vitamin E, Niacin, B-6, choline, Photpho, Kali, Kẽm, Magie,… đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Ngoài bổ sung sữa đậu nành thay thế cho sữa bò tươi, người bệnh bị máu nhiễm mỡ có thể dùng đạm đậu nành thay thế cho đạm động vật.
2.2. Sữa tỏi
Tỏi là loại gia vị rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm hàm lượng mỡ máu hiệu quả cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Bạn có thể tự chế biến loại sữa này đơn giản tại nhà như sau:
- Bóc 10 nhánh tỏi nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
- Cho 500ml sữa ít béo, tỏi đã băm cùng 250ml nước vào nồi.
- Đun sôi hỗn hợp rồi giữa lửa nhỏ và khuấy đều tay.
- Thêm đường vừa đủ, tắt bếp.
- Uống khi ấm đem lại hiệu quả tốt nhất. Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể uống sữa tỏi hàng ngày để giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông.
2.3. Sữa dừa
Sữa dừa không đường là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, thức uống này không chứa cholesterol và giàu chất béo bão hòa. Khoảng 220ml sữa dừa không đường chứa khoảng 4g chất béo bão hòa, vì thế không nên dùng thường xuyên.
2.4. Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân cũng không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, song giàu canxi và Vitamin D rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol máu.
2.5. Sữa gạo
Sữa gạo là sữa thực vật có chung ưu điểm với sữa đậu nành hay hạnh nhân là chứa ít protein và không chứa cholesterol. Tuy nhiên sữa gạo chứa rất ít đạm nên không thể là nguồn bổ sung đạm chính thức cho cơ thể.
Sữa gạo chứa ít protein và cholesterol
2.6. Sữa dê
Sữa dê cũng có thể là lựa chọn thay thế, có thể sử dụng thỉnh thoảng trong chế độ ăn của bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Giống như sữa bò, sữa dê chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa nên cần lựa chọn loại có hàm lượng chất béo thấp và không nên sử dụng thường xuyên.
3. Người bị máu nhiễm mỡ có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa, là thực phẩm yêu thích của nhiều người. Vậy bệnh nhân máu nhiễm mỡ có nên ăn sữa chua không? Thực tế các chuyên gia sức khỏe đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn chế phẩm từ sữa này và nồng độ cholesterol nhưng chưa có kết luận rõ ràng.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ là có thể sử dụng sữa chua trong chế độ ăn nhưng cần dùng với mức độ vừa phải. Ngoài ra cần sử dụng loại sữa chua không béo, ăn lượng từ 250 - 500g mỗi ngày là hợp lý, không gây béo phì nhưng vẫn tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe
Ngoài ra, trong sữa chua có chứa đường lactose, những bệnh nhân không dung nạp được loại protein này hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa thì không nên ăn thực phẩm này.
Nếu vẫn còn băn khoăn máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì, bạn có thể gặp và trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Sử dụng sữa cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ không quá phức tạp và cần kiêng khem nhiều, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra mỡ máu bằng xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ phòng ngừa phát hiện sớm các biến chứng bệnh.
Hiện MEDLATEC có cung cấp các gói khám kiểm tra sức khỏe cơ bản, giúp phát hiện các bệnh lý thường gặp như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!