Tin tức
Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không và cách để có dáng mũi đẹp lâu bền
- 01/04/2024 | Nâng mũi bằng sụn tai: những điều không thể bỏ qua trước khi đưa ra quyết định
- 30/04/2024 | Nâng mũi sụn Surgiform là gì và đánh giá chi tiết ưu - nhược điểm
- 06/11/2024 | Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?
1. Khái quát về phương pháp nâng mũi sụn sườn
Sụn sườn là phần mô sụn nằm giữa xương sườn và xương ức có vai trò tạo độ dẻo dai và linh hoạt cho lồng ngực. Nâng mũi sụn sườn là kỹ thuật sử dụng sụn tự thân, thường lấy từ phần xương sườn của người phẫu thuật, để tạo dáng và nâng cao sống mũi.
Sở dĩ sụn sườn được chọn làm vật liệu nâng mũi là bởi:
- Tính đàn hồi cao, ít bị biến dạng hơn sụn nhân tạo.
- Sụn tự thân nên cơ thể có khả năng thích ứng, giảm nguy cơ đào thải sụn.
- Dễ mang lại dáng mũi tự nhiên.
Nâng mũi sụn sườn phù hợp với các trường hợp:
- Cần tái tạo lại cấu trúc mũi do tai nạn hoặc dị tật bẩm sinh.
- Đã từng phẫu thuật mũi nhưng thất bại.
- Da mũi quá mỏng, không thích hợp với các vật liệu nhân tạo.
Nâng mũi sụn sườn tự thân có khả năng thích ứng với cơ thể cao, ít bị đào thải
2. Phương pháp nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không?
2.1. Khả năng bị teo sụn sườn sau nâng mũi
Tuy đây là phương pháp chỉnh hình dáng mũi tiên tiến nhưng câu hỏi nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Sụn sườn là sụn tự thân được lấy từ xương sườn, có khả năng tương thích rất cao với cơ thể nhưng vẫn có khả năng sụn bị teo lại do:
- Hiện tượng tái hấp thụ tự nhiên
Sau khi được cấy ghép vào mũi, một phần sụn có thể bị cơ thể hấp thụ theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ này thường thấp nếu sụn được xử lý đúng cách.
- Tổn thương mô sụn
Trong quá trình phẫu thuật, nếu sụn không được xử lý và định hình cẩn thận, nguy cơ teo lại sẽ tăng cao do sụn không đủ độ bền.
- Viêm nhiễm sau phẫu thuật
Nếu quá trình hậu phẫu không được chăm sóc kỹ lưỡng, viêm nhiễm có thể làm tổn thương vùng mũi, dẫn đến co rút hoặc hỏng sụn.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ teo sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sau:
- Tay nghề của bác sĩ
Nếu bác sĩ không loại bỏ phần sụn mềm không đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng thì nguy cơ teo sụn sẽ cao hơn. Ngoài ra, cách bác sĩ tạo hình mũi và cố định sụn như thế nào cũng ảnh hưởng đến khả năng ổn định của sụn trong thời gian dài.
- Cách chăm sóc sau phẫu thuật
Việc chăm sóc không đúng cách có thể làm tổn thương vùng mũi, gây ra biến chứng như viêm nhiễm hoặc co rút sụn như:
+ Tác động mạnh lên mũi làm sụn dịch chuyển hoặc tổn thương.
+ Ăn nhiều thực phẩm khiến vết mổ dễ bị viêm hoặc khó hồi phục: bia rượu, đồ nếp,...
- Đặc điểm cơ địa
Cơ địa của mỗi người cũng quyết định tỷ lệ hấp thụ sụn. Một số người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, dễ hấp thụ sụn tự thân hơn nên nguy cơ sụn bị teo cao hơn.
Về cơ bản, nếu kỹ thuật này được thực hiện đúng cách thì không cần lo lắng nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không. Tỷ lệ teo sụn thường rất thấp. Trường hợp sụn không được xử lý đúng cách hoặc xảy ra biến chứng thì tỷ lệ này mới tăng cao.
Phẫu thuật bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, đảm bảo quy trình giúp giảm thiểu nỗi lo nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không
3. Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ teo sụn sườn sau nâng mũi?
3.1. Lựa chọn phẫu thuật ở cơ sở uy tín, bác sĩ có uy tín
Bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao đóng vai trò quyết định trong việc xử lý sụn sườn đúng cách. Một bác sĩ giỏi sẽ lựa chọn phần sụn đúng vị trí và tương thích kích thước, loại bỏ phần sụn mềm hoặc không đủ độ bền trước khi ghép. Bác sĩ cũng sẽ định hình và cố định sụn đúng vị trí, đảm bảo dáng mũi đẹp và tránh áp lực không cần thiết lên sụn.
Ngoài ra, chọn phẫu thuật nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ hiện đại, đầy đủ trang thiết bị y tế và được cấp phép bởi cơ quan chức năng sẽ đảm bảo quy trình phẫu thuật an toàn, đạt tiêu chuẩn y khoa.
3.2. Thực hiện đúng cách chăm sóc vết thương giai đoạn hậu phẫu
- Không sờ nắn hoặc đè mạnh lên mũi trong 4 - 6 tuần đầu. Lúc này, mũi cần thời gian để ổn định nên nếu có tác động mạnh có thể làm sụn bị xê dịch hoặc tổn thương.
- Hạn chế nằm sấp hoặc áp mặt xuống gối vì hành động này có thể tạo áp lực lên mũi, ảnh hưởng đến dáng mũi và sụn.
- Tăng cường thực phẩm hỗ trợ lành thương nhanh chóng: thực phẩm giàu vitamin C, protein và kẽm.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn ở vùng mũi theo chỉ dẫn từ bác sĩ để tránh viêm nhiễm.
- Trong tuần đầu sau phẫu thuật, hạn chế để vùng mũi tiếp xúc với nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật giúp tăng độ bền sụn sườn
3.3. Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng mũi
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hẹn tái khám để kiểm tra sự ổn định của sụn và khả năng hồi phục. Bạn không nên bỏ qua mốc thăm khám này để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như: sụn bị xô lệch, dáng mũi không đều,... Hoặc nếu có dấu hiệu bất thường như: đổi màu da vùng mũi, đau nhức kéo dài, sưng tấy sống mũi, chảy dịch bất thường từ vị trí phẫu thuật,... cũng cần đến khám bác sĩ để xử lý ngay.
Ngoài các biện pháp trên đây, nếu bạn thuộc nhóm người có cơ địa dễ tái hấp thụ sụn tự thân hoặc từng gặp biến chứng với sụn trước đây, có thể trao đổi với bác sĩ để cân nhắc thay thế bằng phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo.
Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không, câu trả lời là có khả năng, nhưng nguy cơ này có thể được giảm thiểu đáng kể nếu lựa chọn bác sĩ có chuyên môn và chăm sóc mũi sau phẫu thuật đúng cách. Khi các yếu tố rủi ro được giảm thiểu tối đa thì đây vẫn là lựa chọn xứng đáng cho những ai muốn sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên, lâu bền.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!