Tin tức
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ
- 01/08/2020 | Bệnh sùi mào gà ở nữ: Triệu chứng và phương pháp xét nghiệm hiệu quả
- 06/08/2020 | Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu
- 01/08/2020 | Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có nguy hiểm hay không?
1. Tìm hiểu về căn bệnh sùi mào gà ở nữ
bệnh sùi mào gà ở nữ hay còn gọi với tên khác là bệnh mồng gà. Đây là căn bệnh do một loại virus có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Virus HPV hiện nay có tới hơn 40 chủng loại khác nhau, trong đó HPV-6 và HPV-11 là virus trực tiếp tác động gây nên bệnh Sùi mào gà.
Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tình dục do quan hệ không an toàn. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê vào năm 2018, nữ giới mắc bệnh sùi mào gà tăng nhanh gấp 2 lần so với nam giới.
Sùi mào gà là căn bệnh do một loại virus có tên Human Papillomavirus (HPV) gây ra
Bên cạnh đó, so với nam giới, bệnh sùi mào gà ở các chị em có thời gian ủ bệnh lâu hơn, thường kéo dài từ 2 - 9 tháng. Ngoài ra triệu chứng bệnh ở nữ giới không rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Ban đầu bệnh xuất hiện với nốt sùi nhỏ màu hồng hoặc da nổi lên ở bất kỳ một vị trí nào trên cơ thể.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người mắc. Bên cạnh đó tâm lý của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Như đã nói ở trên, sùi mào gà ở nữ do tác nhân là virus HPV gây ra. Virus HPV rất dễ lây nhiễm và phát triển ở môi trường ẩm ướt. Bên cạnh đó đặc tính của loại virus này là thích hợp trú ngụ trong môi trường ẩm ướt và dễ dàng lây nhiễm qua tiếp xúc đường tình dục. Khi vào môi trường âm đạo, virus sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và hình thành bệnh lý. Với những chị em có bộ phận sinh dục thường xuyên ẩm ướt, âm hộ - âm đạo bị viêm, suy giảm hệ miễn dịch, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn,… là nhóm dễ bị mắc bệnh sùi mào gà.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến nữ giới dễ dàng bị bệnh sùi mào gà hơn nam giới là do họ là người tiếp nhận tinh dịch từ bạn tình mỗi khi quan hệ. Virus sẽ lây lan qua con đường đó và phát triển âm thầm.
2. Những con đường lây nhiễm
Sùi mào gà ở nữ có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể như:
Lây qua đường tình dục
Do quan hệ không an toàn khiến cho virus HPV lây nhiễm và gây bệnh. Bất kể quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn đều có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà.
Lây từ mẹ sang con
Khi em bé được sinh ra sẽ đi qua tử cung của người mẹ. Quá trình tiếp xúc với tử cung của người mẹ bị bệnh sùi mào gà sẽ lây nhiễm sang cho con. Ngoài ra sau khi ra ngoài, trẻ tiếp xúc với các nốt sùi mào gà trên cơ thể người mẹ cũng sẽ không thể tránh khỏi lây nhiễm bệnh vào cơ thể.
Lây nhiễm do sử dụng chung đồ
Ở nữ giới hay có thói quen sử dụng chung đồ của nhau như quần áo, khăn mặt, giày dép,… Đây cũng chính là một trong những con đường lây bệnh sùi mào gà ở nữ mà nhiều chị em còn chủ quan.
Lây qua vết thương hở
Khi tiếp xúc da thịt ở những khu vực cơ thể có vết thương hở của sùi mào gà cũng sẽ bị lây nhiễm. Khi đó dịch nhầy, máu và mủ sẽ là tác nhân gây bệnh, truyền từ người bệnh sang người không bị bệnh. Bên cạnh đó quá trình lây bệnh chéo này còn gián tiếp lây nhiễm sùi mào gà sang cho nhiều người.
Hành động thân mật
Những hành động thân mật với người bị bệnh sùi mào gà cũng khiến bạn lây nhiễm. Đặc biệt sùi mào gà là bệnh lây qua đường miệng, vì thế có thể lây nhiễm cho bạn tình khi người bệnh bị sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau
3. Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ
Do cơ quan sinh dục của nữ giới phức tạp hơn so với nam giới, chính vì vậy những nốt sùi mào gà ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Kết hợp quá trình ủ bệnh kéo dài khiến việc nhận biết càng thêm khó khăn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phát hiện bệnh sùi mào gà ở nữ thông qua một số dấu hiệu sau:
-
Thường xuất hiện nốt sùi mào gà ở các vị trí môi lớn, môi bé, cổ tử cung âm đạo hoặc hậu môn. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, các nốt sùi mào gà sẽ xuất hiện ở khoang miệng, cuống họng, lưỡi,…
-
Giai đoạn đầu của sùi mào gà chỉ là các mụn có kích thước nhỏ 1 - 2 mm và mềm, sờ vào cảm giác ráp. Đến khi nặng hơn mụn sẽ sùi thành một mảng lớn trông như súp lơ ở da.
-
Những nốt sùi mào gà thường không gây đau hoặc ngứa, tuy nhiên nó rất dễ bị chảy máu hoặc vỡ.
-
Bệnh sùi mào gà ở nữ khiến chị em thường có cảm giác đau rát mỗi khi quan hệ tình dục, thậm chí nặng hơn là chảy máu âm đạo.
Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, các nốt sùi mào gà sẽ xuất hiện ở khoang miệng, cuống họng, lưỡi,…
4. Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ
Sùi mào gà là căn bệnh khó nói, khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti khi mắc phải. Tuy nhiên khi có dấu hiệu hoặc biểu hiện của bệnh, bạn nên sớm đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
-
Điều trị bằng thuốc: Đây là cách điều trị đối với những trường hợp sùi mào gà nhẹ, mới chớm bị bệnh. Tuy nhiên hiệu quả khi điều trị bằng thuốc thường không cao.
-
Điều trị bằng cách đốt nitơ, laser, áp lạnh: Phương pháp này dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tỷ lệ tái phát tương đối cao.
-
Điều trị bằng phương pháp ALA - PDT: Đây là phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh sùi mào gà ở nữ sẽ được khống chế, ngăn nguy cơ tái phát, an toàn và đặc biệt không để lại sẹo.
Chị em hãy chủ động đi khám và điều trị sớm bệnh sùi mào gà
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh sùi mào gà ở nữ giới mà MEDLATEC chia sẻ tới độc giả cũng như chị em được biết. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, nhận biết sớm và có cách điều trị kịp thời, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về vấn đề này, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi tới số 1900.56.56.56 để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!