Tin tức
Nguyên nhân nữ giới sợ lạnh
Thông thường đàn ông nhiều cơ bắp, ít mỡ, còn phụ nữ thì ngược lại.
Trong quá trình cơ bắp sử dụng chất béo và carbohydrate để oxy hóa sẽ khiến cơ thể tiêu hao một lượng calo khá lớn, đồng thời làm tản nhiệt cơ thể. Vì thế, quá trình trao đổi chất của nam giới khá nhanh, còn quá trình này ở nữ giới thì chậm. Lượng calo đàn ông tiêu thụ nhiều hơn phụ nữ, nên lượng nhiệt được tản ra (nhiệt độ cơ thể trung bình) cũng cao hơn vì thế cơ thể sẽ ấm áp hơn.
Ở góc độ sinh lý, phụ nữ mẫn cảm với lạnh hơn đàn ông
Da nữ giới nhạy cảm hơn nam giới, nên tín hiệu lạnh được truyền đến não bộ nhanh hơn. Sau khi não nhận biết trạng thái lạnh, quá trình trao đổi chất hoạt động tăng tốc, theo đó, hệ thống tuần hoàn máu trên bề mặt da, đặc biệt ở các vùng xa tim, như tứ chi sẽ giảm hoạt động, co lại, “rút lui” về phòng tuyến thứ hai để giữ vùng thân trên ấm nóng. Đó là nguyên nhân khi nhiệt độ giảm, tay và chân thường dễ bị lạnh hơn so với vùng trung tâm cơ thể.
Trong thời tiết lạnh giá, do tốc độ trao đổi chất của nam giới nhanh mà độ nhạy cảm về biến đổi nhiệt độ trên da nam giới lại thấp hơn nữ giới nên tốc độ “rút lui” về trung tâm của hệ thống tuần hoàn máu sẽ chậm hơn. Vì vậy, thân thể đàn ông có khả năng giữ ấm lâu hơn phụ nữ.
Nhiệt độ cơ thể nữ giới chịu ảnh hưởng hormone estrogen
Vì loại hormone này khiến mạch máu giãn nở nên tác động trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể phụ nữ. Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen rất cao, mạch máu giãn ra, tuần hoàn máu theo các thành mạch đến làm ấm bề mặt da toàn thân, vậy nên nhiệt độ cơ thể nữ giới tăng lên. Tuy nhiên, khi lượng estrogen giảm, mạch máu co lại, tuần hoàn máu toàn thân giảm, tay chân dễ lạnh.
Do lượng estrogen của nữ giới cao hơn nam giới; năng lượng cơ thể dễ chuyển hóa thành tích mỡ, tần suất trao đổi chất lại chậm hơn nam giới; công năng tổng hợp năng lượng lớn hơn công dụng giải phóng năng lượng, khiến quá trình giải phóng nhiệt lượng làm ấm cơ thể ở phụ nữ cũng ít hơn. Thêm nữa, nữ giới thường ngại vận động, việc sản sinh nhiệt do hoạt động của cơ thể cũng ít diễn ra. Vận động ít, khiến cho hệ thống tuần hoàn máu hoạt động kém, cơ thể dễ nhiễm lạnh hơn nam giới.
Thiếu sắt
Theo chuyên gia về dinh dưỡng và sinh lý của Hoa Kỳ, thiếu sắt khiến sức chịu lạnh của con người thấp đi, nguyên tố sắt trong máu không đủ, đồng thời thyroxine trong huyết tương cũng thấp. Mỗi lần kinh nguyệt, lượng sắt trong cơ thể phụ nữ sẽ bị mất đi. Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mỗi ngày cần 18mg nguyên tố sắt, nhưng đa số nữ giới đều tiếp nạp không đủ, nên thân nhiệt không cao.
Hormone tuyến giáp không đủ
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nữ giới sợ lạnh. Hormone tuyến giáp có chức năng sinh nhiệt, khiến sự trao đổi chất cơ bản của cơ thể tăng cao, tuần hoàn máu nhanh, tăng tản nhiệt.
Ngâm chân mỗi ngày
Ngâm chân là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cho sức khỏe. Nhiệt độ nước ngâm khoảng 40 độ C, trong vòng 20 phút sẽ cảm thấy cơ thể ấm lên, tuần hoàn máu lưu thông khiến cơ thể sinh nhiệt.
Vận động
Chạy bộ, đi nhanh, nhảy dây, tập thái cực quyền,... đều là những hoạt động thể thao hợp lý để thúc đẩy tuần hoàn máu. Tuy nhiên, trong mùa đông, không nên vận động cường độ cao, quá sức khiến cơ thể toát mồ hôi quá nhiều mà dẫn đến nhiễm lạnh ngược.
Dùng găng tay, tất bông
Chất liệu bông không pha sẽ giúp thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt để bảo vệ tay chân ấm áp.
Nguồn: anninhthudo.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!