Tin tức

Nhiễm trùng đường tiểu: Những điều chị em nào cũng nên biết!

Ngày 30/12/2013
Hương Lúa - Theo Pháp Luật Xã Hội
Nhiễm trùng đường tiểu gây ra cảm giác đau đớn, nhưng có nhiều cách đơn giản giúp bạn điều trị và ngăn ngừa bệnh này hiệu quả.

Nhiễm trùng đường tiểu gây ra cảm giác đau đớn, nhưng có nhiều cách đơn giản khiến bạn điều trị và ngăn ngừa. (Ảnh minh họa)


Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu


Để có thể phát hiện ra căn bệnh này một cách chính xác nhất, bạn sẽ được kiểm tra thể chất và xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện. Tuy nhiên, hầu hết chị em đều có thể tự suy đoán được rằng “mình đang có khả năng nhiễm bệnh” bằng những triệu chứng sau:


- Đau nhói hoặc đau rát mỗi khi đi tiểu.


- Đau bụng dưới.


- Xuất hiện máu trong nước tiểu.


- Thay đổi màu sắc hoặc mùi của nước tiểu.


- Đau lưng, sốt trên 38 độ kèm lạnh run. 


Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu


Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này, chủ yếu xoay quanh những lý do sau:


- Mới lập gia đình, hoặc nếu bạn là người quan hệ tình dục thường xuyên thì bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Bình thường ở nhóm người này, có tới 50% số người bị nhiễm trùng đường tiểu do vệ sinh không sạch sẽ. 


- Tiền sử gia đình:
Bạn có nguy cơ cao lên nếu mẹ hoặc chị em của bạn có nhiễm loại vi khuẩn này.


- Thời kỳ mãn kinh: Do nồng độ estrogen suy giảm khiến các yếu tố miễn dịch cũng suy giảm theo, khả năng chống lại những vi khuẩn nhiễm trùng đường tiểu bị hạn chế và do vậy, khả năng bị bệnh rất cao.

- Mang thai: Khi mang thai, những nội tiết tố trong cơ thể bạn sẽ bị thay đổi, áp lực lên bàng quang vì thế mà cũng tăng lên, lượng glucose trong nước tiểu cũng tăng theo và điều đó có nghĩa bạn có nguy cơ lớn nhiễm vi khuẩn gây nên bệnh viêm đường tiểu.


- Bị bệnh tiểu đường:
Cả nam và nữ khi bị tiểu đường đều có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.


- Sử dụng biện pháp tránh thai: Bao cao su và thuốc có chứa chất diệt tinh trùng đều liên quan đến vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu.


- Bị bệnh tuyến tiền liệt: Những người đàn ông mắc bệnh này có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu khá cao. 


Điều trị, phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu


Việc
uống nước nhiều rất tốt đối với những người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu. Việc làm này khiến vi trùng đi ra ngoài một cách dễ dàng và mau chóng. Ngoài ra, nếu bạn thấy mình có những biểu hiện như trên, bạn nên nhanh chóng đi tới cơ sở y tế để thăm khám, theo dõi. Tại đó, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hợp lý.


Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để phòng chống và ngăn ngừa vi khuẩn này hoành hành, lây lan. Nếu bạn bị đau rát khi đi tiêu do căn bệnh này gây ra, bạn nên uống một cốc nước ấm cùng hạt lúa mạch. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thực đơn cho mình bằng quả việt quất. Lại quả này có thể giúp bạn loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh trú ngụ ở bàng quang. Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ còn nhận định: tỏi có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi chứng bệnh ở đường tiết niệu. 


Ngoài ra, cách phòng bệnh này đó là bạn nên đi tiểu
ngay sau khi quan hệ tình dục, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách. 


Để phòng bệnh và tránh bệnh lặp lại sau khi điều trị, cần có thói quen uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít một ngày. Thói quen này giúp bạn làm sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự gia tăng của mầm bệnh.


Nguồn: afamily.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ