Tin tức

Nhược thị - bệnh lý về mắt hay gặp ở trẻ em

Ngày 24/10/2015
Bác sỹ Phí Thùy Linh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ở các nước phát triển, trẻ từ 2 tuổi trở lên được khuyến cáo khám mắt định kỳ để phát hiện sớm tật khúc xạ (nếu có) và điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhược thị, việc điều trị đem lại hiệu quả khi được phát hiện sớm. Nếu phát hiện quá trễ (nhất là sau 13 tuổi) sẽ không thay đổi tình trạng tổn thương thị lực.

Bệnh nhân Đ.Q.H, 7 tuổi (Ba Đình, Hà Nội) bị nheo mắt, nghiêng đầu khi xem ti vi và đến lớp chỉ nhận dạng được các chữ số mà không nhận định được các chữ cái, nhưng gia đình lại đưa bé đi khám quá muộn đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám là một ví dụ.

Khi đi khám, bệnh nhân đã được bác sỹ chuyên khoa đo thị lực, đo khúc xạ, soi bóng đồng tử trước và sau liệt điều tiết với kết quả như sau:

 

 

Mắt phải

Mắt trái

2 mắt

Thi lực không kính

1/10

Đếm ngón tay 1m

 

Thị lực kính lỗ

3/10

1/10

 

Thị lực nhìn gần

 

 

N8@18

Soi bóng đồng tử

(Skyascopy) Trước liệt điều tiết

+4.50/-1.25 x 180

+7.25/-2.25 x 0

 

Soi bóng đồng tử

(Skyascopy) Sau liệt điều tiết

+4.75/-1.25x180

+7.50/-2.25x10

 

Khúc xạ sau liệt điều tiết

+4.50/-1.25X180

+7.50/-2.25x10

 

Thử lại Thị lực tối ưu với kính cầu trụ sau 2 ngày

+4.75/-1.25x180 =6/10

+7.50/-2.25 x 10 =4/10

 

Cấp đơn kính

+4.75/-1.25 x180

+7.50/-2.25 x 10

 


Trước kết quả bất thường trên, bệnh nhân Đ.Q.H đã chẩn đoán 2 mắt: nhược thị sâu/ viễn loạn thị bẩm sinh. Vì vậy, bệnh nhân được bác sỹ kê đơn kính để đạt thị lực tối ưu và hướng dẫn tập nhược thị trong vòng 7 tuần.

Từ trường hợp lâm sàng cụ thể trên, bác sỹ Phí Thùy Linh - chuyên khoa Mắt cung cấp cùng các phụ huynh một số thông tin về bệnh nhược thị.

Bệnh nhược thị ở trẻ em

Bệnh về mắt ở trẻ em ngày càng gia tăng.

Nhược thị là gì?

Thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự trở ngại trong quá trình phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng suốt đời được gọi là “nhược thị".

Nguyên nhân nào gây ra nhược thị?

Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì gây cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc sinh ra cho đến 8 tuổi có thể gây nên chứng giảm thị lực.

Nguyên nhân gây nhược thị bao gồm: loạn thị, viễn thị và cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh).

Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong thời gian dài thì chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công, nếu sau 8 tuổi, tình trạng này có thể trở nên vĩnh viễn. Ngược lại, nếu trẻ không bị chứng nhược thị khi đến 8 tuổi, thì trẻ hiếm bị chứng giảm thị lực này.

Bệnh nhược thị ở trẻ em

Tật lác mắt là một trong những nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em.

Nhược thị có mấy loại?

Nhược thị có thể phân thành 2 loại: 

- Nhược thị chức năng chỉ tình trạng thị lực có thể phục hồi được sau điều trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt.

- Nhược thị thực thể chỉ tình trạng thị lực không thể phục hồi được và thường kèm theo các bệnh lý ở mắt như: Đục thể thủy tinh bẩm sinh, Bệnh lý hoàng điểm Stargard,...

Làm thế nào biết được trẻ bị nhược thị?

- Đa số trẻ bị nhược thị thường phàn nàn nhìn không rõ chữ trên bảng, hay đi lại gần ti vi, không nhớ được người quen và nhiều trường hợp dễ chẩn đoán nhầm với chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Do đó, nếu phụ huynh phát hiện con có các biểu hiện trên thì ngay lập tức phải cho trẻ đi khám bởi các bác sỹ chuyên khoa mắt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

- Đặc biệt, đối với những trẻ có biểu hiện lác mắt cần được phát hiện sớm nhược thị.

Bệnh nhược thị ở trẻ em

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt để phát hiện bệnh.

Nguy cơ trẻ bị nhược thị?

Khi trẻ mắc tật khúc xạ hoặc các bệnh lý sau sẽ có nguy cơ bị nhược thị nếu không được phát hiện sớm:

- Loạn thị nặng, viễn thị hay cận thị;

- Sự chênh lệch hình ảnh giữa hai mắt;

- Mất thị lực do các khiếm khuyết thị lực bẩm sinh như sa mí mắt, cườm mắt hay những tổn thương khác ở mắt.

- Lác mắt.

Điều trị nhược thị có mấy phương pháp?

Bệnh nhược thị ở trẻ em

Điều trị nhược thì bằng phương pháp dán mắt.

Dán mắt - phương pháp điều trị nhược thị một mắt.

- Nếu thị lực bất thường, trẻ cần được đeo kính phù hợp thường xuyên.

- Trẻ cần được khuyến khích sử dụng mắt nhược thị (che mắt bình thường lại, thường tối đa 2 giờ/ngày). Trong trường hợp trẻ bị nhược thị 2 mắt, cần tập cả 2 mắt. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 7 tuổi sẽ được chỉ định trong vòng 7 tuần.

- Việc điều trị đem lại hiệu quả khi được phát hiện sớm. Nếu phát hiện quá trễ (nhất là sau 13 tuổi) sẽ không thay đổi tình trạng tổn thương thị lực. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu thấy nghi ngờ hay phát hiện ra khả năng trẻ bị nhược thị. 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.