Tin tức
PEPTIDE C theo dõi sản xuất insulin và xác định nguyên nhân hạ glucose huyết
- 06/07/2018 | Đồng hành cùng người bệnh đái tháo đường type 2 - MEDLATEC miễn phí hơn 6 triệu đồng chi ph...
- 28/05/2019 | Cập nhật về phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
- 18/12/2018 | Hơn 5 triệu người việt bị đái tháo đường, bệnh có xu hướng trẻ hóa
Như vậy, việc định lượng peptide-C trong huyết tương có thể giúp đánh giá khả năng hoạt động của các tế bào beta của tụy ngoại tiết. Theo phương trình trên, lượng peptide và insulin được tế bào beta đảo tụy sản xuất và bài tiết với lượng như nhau vào máu tuần hoàn qua đường tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, do peptide-C được đào thải qua thận còn insulin được đào thải chủ yếu qua gan và cũng do thời gian bán hủy (half-life) của peptide-C là khoảng 30 phút và của insulin là 5 phút nên nồng độ peptide-C trong máu thường cao hơn nồng độ insulin khoảng 5 lần [3].
Peptide-C không chỉ là sản phẩm phụ của sự sinh tổng hợp insulin mà còn là một chất có hoạt tính sinh học [2, 4]. Việc thay thế peptide-C kết hợp với việc cung cấp insulin có thể ngăn cản sự phát triển hoặc làm chậm tiến triển của những biến chứng của đái tháo đường type 1 [1].
Hiện nay, nồng độ peptide-C trong huyết tương hoặc nước tiểu được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA (electrochemiluminescence immunoassay) trên máy phân tích miễn dịch Cobas 6000 của Roche, thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
1. Chỉ định
- Đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán là đái tháo đường type 1, việc định lượng peptide-C huyết tương được chỉ định để đánh giá "chức năng tế bào beta còn lại".
- Đối với đái tháo đường type 2, việc định lượng peptide-C huyết tương được chỉ định để theo dõi tình trạng của các tế bào beta và khả năng sản xuất insulin theo thời gian để xác định khi nào cần tiêm insulin.
- Việc định lượng peptide-C, insulin và glucose huyết tương được sử dụng để chẩn đoán phân biệt nguyên nhân hạ glucose huyết: hạ glucose huyết nhân tạo (tiếp nhận quá nhiều insulin) và hạ glucose huyết do sản xuất thừa insulin, do u insulin (insulinomas). Ở bệnh nhân bị u insulin, việc định lượng peptide-C theo thời gian giúp đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u.
- Xét nghiệm peptide-C huyết tương là phương tiện có giá trị để đánh giá kiểm soát chuyển hóa một cách tối ưu trong thời gian dài.
- Xét nghiệm peptide-C huyết tương cũng được chỉ định theo thời gian để đánh giá sự thành công của ghép tụy và theo dõi sau cắt bỏ tụy (pancreatectomy).
- Peptide-C nước tiểu được chỉ định để đánh giá liên tục chức năng của tế bào beta hoặc khi khó lấy máu (ở trẻ em).
- Peptide-C nước tiểu cũng được chỉ định để đánh giá chức năng tụy trong đái đường thai nghén và ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1 không kiểm soát ổn định được glucose huyết.
2. Ý nghĩa lâm sàng
Bình thường, nồng độ peptide-C trong huyết tương (hay huyết thanh) là 0,37 – 1,47 nmol/L (1,1 – 4,4 ng/mL); hàm lượng peptide-C trong nước tiểu là 5,74 – 60,3 nmol/24h (17,2 – 181 μg/24h).
- Nồng độ peptide-C huyết tương tăng khi:
+ Sản xuất insulin nội sinh tăng, gặp trong trường hợp cơ thể đáp ứng với sự tăng glucose máu do ăn nhiều glucose hoặc do kháng insulin
+ U insulin
+ Trong thai kỳ
+ Hội chứng Cushing
+ Suy thận [5].
+ Béo phì
- Nồng độ peptide-C huyết tương giảm khi:
+ Sự sản xuất insulin của các tế bào beta đảo tụy giảm: sự sản xuất insulin bị ức chế do sử dụng insulin ngoại sinh hoặc do thử nghiệm sử dụng chất ức chế như somatostatin.
+ Bệnh nhân bị u insulin đáp ứng với điều trị (và tăng trở lại khi u insulin tái phát).
Tài liệu tham khảo
1. Forst T, Rave K, Pfuetzner A, et al (2002). Effect of C-peptide on glucose metabolism in patients with Type 1 diabetes. Diabetes Care; 25 (6): 1096-1097.
2. Marques RG, Fontaine MJ, Rogers J (2004). C-peptide: much more than a byproduct of insulin biosynthesis. Pancreas 29 (3): 231–238.
3. Thomas L (1988). Chapter 3.7: insulin, C-peptide, proinsulin: Thomas L (ed.). Clinical Laboratory Diagnostics, TH-Books, Frankfurt, 1st English edition: 149-155.
4. Wahren J, Ekberg K, Jörnvall H (2007). C-peptide is a bioactive peptide. Diabetologia 50 (3): 503-509.
5. Wahren J, Ekberg K, Samnegard B, Johansson BL (2001). C-peptide: a new potential in the treatment of diabetic nephropathy. Curr; Diab Rep;1 (3): 261-166.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!